Điều này không chỉ khiến châu Âu gặp khó mà ngay chính Mỹ cũng bị tổn hại. Bởi nguồn thép từ châu Âu được dùng rất nhiều cho hệ thống đường ống dẫn của các nhà khai thác dầu tại Mỹ. Chính vì thế, khi giá thép tăng lên thì giá thành sản xuất của các nhà khai thác dầu tại xứ sở cờ hoa cũng tăng lên. Điều này tạo ra tác động tiêu cực trong bối cảnh giá dầu thế giới đang ở mức cao, gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế toàn cầu chứ không riêng gì ngành thép.
Bên cạnh đó, không chỉ với châu Âu, nhiều bên khác cũng đang bị kéo vào cuộc “xung đột” ngành thép với Mỹ. Hôm qua, Ấn Độ khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về hàng rào thuế quan của Mỹ nhằm vào sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu. Hay thậm chí dù đạt được nhiều thỏa thuận “hạ nhiệt” với Bắc Kinh, nhưng truyền thông thế giới ngày 22.5 đưa tin Mỹ tăng thuế suất đối với thép nhập khẩu từ VN, vì cho rằng thép Trung Quốc vào Mỹ thông qua ngả VN.
Cứ thế, vấn đề tranh chấp thương mại xung quanh ngành thép đang tạo ra hệ lụy không chỉ đối với nhiều ngành mà còn đối với nhiều nền kinh tế. Cho nên, các nền kinh tế cần sớm có sự chuẩn bị để ứng phó với những hệ lụy trên.
Bình luận (0)