Từ giấc mơ lớn đến ngôi trường online hàng đầu Đông Nam Á

28/12/2021 14:00 GMT+7

Thành thạo tiếng Anh, dù ngồi ở bất cứ nơi đâu, chúng ta cũng sẽ mở ra cho mình cả kho tàng tri thức của nhân loại và làm việc như một công dân toàn cầu.

Dù ngồi nơi rừng núi hay hải đảo xa xôi, chúng ta vẫn có thể cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho toàn thế giới. Sẽ có một ngôi trường online hàng đầu tại Đông Nam Á giúp các thế hệ tương lai biến ước mơ ấy thành hiện thực.

Tiếng Anh thay đổi nhiều số phận, cuộc đời

Nhiều nông dân trẻ ở Việt Nam giờ cũng đã đổi đời nhờ bán hồ tiêu, cà phê ra nước ngoài nhờ biết tiếng Anh. Nhiều nông dân trồng lúa ở Thái Lan có được cuộc sống dư dả vì họ có trong tay thứ ngôn ngữ toàn cầu và đưa hạt gạo của mình ra với thế giới.

Không chỉ với đơn lẻ từng cá nhân, mà nhiều quốc gia đã thực sự thay đổi vị thế và đời sống cho người dân nhờ nâng cao mặt bằng tiếng Anh. Đã từ lâu, với Philippines, tiếng Anh không chỉ là ngôn ngữ thứ hai mà còn là “mỏ vàng” của dân bản địa, người nước ngoài và cả Chính phủ nước này khi họ khai thác nó để trở thành nền “công nghiệp” dạy tiếng Anh với chiến dịch 'du lịch giáo dục'. Nhờ sử dụng tốt tiếng Anh, người Philippines đã biến tiếng Anh thành một cỗ máy kiếm tiền khổng lồ mang lại nguồn lợi hàng chục tỉ USD cho đất nước.

Nhưng ấn tượng nhất và ngoạn mục nhất là vai trò của tiếng Anh đối với đất nước Singapore. Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng gặp rất nhiều phản đối khi coi tiếng Anh là chìa khóa để cạnh tranh và tránh tụt hậu của quốc gia. Nhưng rồi, lịch sử đã chứng minh, “nói tiếng Anh chuẩn" đã thay đổi vận mệnh của cả một đất nước Singapore.

Tại Việt Nam, từ lâu đã có nhiều đề xuất phổ cập tiếng Anh trở thành một trong những mục tiêu quan trọng, cấp bách trong giáo dục, để Việt Nam có thêm nhiều cơ hội mở ra cánh cửa với thế giới.

Ông Trần Đức Hùng, người sáng lập Babilala và Edupia từ lâu mơ ước tạo ra một ngôi trường online lớn nhất trong khu vực. “Tôi khát khao cùng với các cộng sự của mình biến giấc mơ đó thành sự thật. Công nghệ đã thay đổi cả thế giới và công nghệ đã mang lại tri thức, đổi đời cho biết bao em nhỏ ở các miền quê xa xôi. Chúng tôi muốn các em có được một tương lai tươi sáng bằng tri thức và ngoại ngữ, dù các em ở bất cứ nơi đâu”, ông Hùng chia sẻ.

Việt Nam sẽ trở thành trung tâm học tập của toàn khu vực

Việc đầu tiên ông Trần Đức Hùng thực hiện khi khởi nghiệp, đó là “săn” nhân tài, “săn” những người có chung giấc mơ với mình và hành trình đi truyền cảm hứng cho họ về những thế hệ mới với tư duy mới, mà bắt đầu từ tiếng Anh. Giấc mơ ấy đã lan tỏa và được cộng hưởng bởi các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế như Adam Lewis, Jessica Miller, Cayman Fitzhugh... Họ đã xây nên Edupia và Babilala để mang tiếng Anh chuẩn quốc tế đến cho trẻ em.

Nhiều người hình dung học online là học với máy tính, điện thoại, còn ông Trần Đức Hùng cho rằng học online cũng có thể tổ chức như một ngôi trường, một lớp học trên mạng.

Nhiều người tưởng tượng, học online là một hình thức kết nối khác của lớp học offline, ông Trần Đức Hùng cho rằng, học online có thể kết nối toàn cầu. Một học sinh Thái Lan, Lào, Myanmar cũng có thể học chung, làm bài tập chung và làm việc nhóm với học sinh Việt Nam dù cách xa hàng nghìn cây số.

Không ít phụ huynh hoài nghi: cho con học online là phó mặc con tự xoay sở với máy tính, ông Trần Đức Hùng lại cho rằng: trẻ học online cũng có cô giáo chủ nhiệm dìu dắt, có các bài kiểm tra, sát hạch, thách đấu, chơi game… như bất kỳ một học sinh nào khác. Các em được uốn nắn từng từ, từng câu, từng chữ cho đến khi đạt chuẩn quốc tế.

Hơn thế nữa, những ưu việt của công nghệ có thể giúp mang các trường học quốc tế thu nhỏ về đến tận gia đình. Ở thời điểm hiện tại, việc học online có thể chưa thay thế được học offline, nhưng nó có thể song hành, bổ trợ và mở ra cho các em những chân trời khám phá mới, những điều thú vị mới và đặc biệt là tiếp cận đến môi trường học tập quốc tế để các em dù ở bất cứ vùng nông thôn, miền núi hay hải đảo đều có được chất lượng học tập như nhau, kéo gần khoảng cách vùng miền và điều kiện học tập. Hiện nay, ở thành phố, không ít gia đình chọn phương pháp home-schooling (giáo dục tại nhà) nhưng vẫn còn lúng túng, các phụ huynh rất cần những giải pháp học tập cho con để dẫn dắt, đồng hành cùng họ để trang bị cho con những kiến thức cần thiết theo chuẩn quốc tế.

Tại khu vực Đông Nam Á, nơi có nhiều nét tương đồng về nhu cầu giáo dục, mặt bằng thu nhập, thói quen, sở thích… hiện đã có một số đơn vị triển khai giáo dục trực tuyến tại đây nhưng đều chưa thực sự chiếm lĩnh và dẫn dắt được thị trường. Bởi vậy, ông Trần Đức Hùng và các cộng sự tin tưởng, Đông Nam Á trở thành một trường học trực tuyến khổng lồ mà ở đó, Việt Nam sẽ là trung tâm trong việc truyền bá kiến thức và phổ cập tiếng Anh tại khu vực.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.