Từ người vô dụng, không dám ra khỏi nhà...
Thật khó tưởng tượng rằng cách đây bốn năm, người hộ lý trung tâm an dưỡng này vẫn còn trải qua những giai đoạn khó khăn chiến đấu với nỗi lo âu kinh hoàng bên trong người ông.
tin liên quan
Những người mắc bệnh lạ: Cô bé 'người cây' và những tháng ngày bất hạnhCánh tay phải to đùng và sần sùi như vỏ cây đã khiến cô bé 12 tuổi đau đớn và khổ sở, theo The Independent.
Được chẩn đoán bị chứng rối loạn lưỡng cực gây nên những nhiễu loạn cảm xúc, ông đã trải qua tình trạng suy nhược và chán nản trầm trọng trong hơn 20 năm. Ông đã từng đến các bệnh viện khác nhau để điều trị.
Ở thời điểm đau khổ nhất, ông cảm thấy bản thân quá vô dụng đến nỗi ông không dám đi ra khỏi nhà. Ông không thể làm được bất cứ việc gì. Mối quan hệ giữa ông và những người ông yêu thương cũng bị rạn nứt.
Theo The StraitsTimes, vào năm 2008, ông được đưa vào Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Hougang để phục hồi chức năng sau khi được điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần Singapore. Ở đó, ông đã gặp hai người đã giúp thay đổi cuộc đời ông.
Đến người phục vụ người tâm thần, khuyết tật
Giữa năm 2008 và 2011, Irene Sng, bây giờ là Giám đốc của Trung tâm Phục hồi Chức năng Cộng đồng và Hỗ trợ Dịch vụ (Bukit Batok, Singapore), đã đến gặp ông tại nhà và giải thích cho gia đình ông hiểu được khó khăn của ông để hỗ trợ và giúp đỡ ông nhanh chóng hồi phục.
Cô Sng đã nhìn thấy được đam mê và tình yêu thích giúp đỡ người khác ở ông khi ông còn ở trung tâm. Cô đã thuyết phục ông học một khóa về chăm sóc sức khỏe và sau đó cô giới thiệu ông làm hộ lý tại Trung tâm an dưỡng St Andrew (Buangkok, Singapore).
tin liên quan
Cô bé sinh ra chỉ có một tai hạnh phúc vì đã nghe đượcNụ cười rất tươi trên khuôn mặt xinh xắn của Charlotte Wright (5 tuổi, ở Teddington, Anh) đã thể hiện niềm vui mừng khi nghe được những âm thanh mà trước đây cô bé chưa bao giờ nghe được, sau khi được phẫu thuật cấy một thiết bị điện cực tai giữa.
Vào ngày sinh nhật thứ 45, ông đã bắt đầu làm việc tại trung tâm 300 giường bệnh này với công việc phục vụ và chăm sóc những người có những vấn đề về tâm thần và những người khuyết tật.
Ông cũng đã được chuyên gia tâm thần học Joseph Leong của Viện Sức khỏe tâm thần Singapore điều trị và tư vấn để giúp ông hòa nhập vào cuộc sống.
Khi là một hộ lý, trách nhiệm hằng ngày của ông bao gồm cả chăm sóc tắm rửa, hỗ trợ những “cư dân” của trung tâm đi vệ sinh. Ông không cảm thấy nản mà ngược lại còn thấy vui vì cảm nhận được nhu cầu cần giúp đỡ của “cư dân” để giúp nâng cao chất lượng sống cho họ.
Đã từng trải qua những năm tháng bị chứng rối loạn lưỡng cực, ông đã có kinh nghiệm để vượt qua và chia sẻ kinh nghiệm này với “cư dân” trung tâm. Ông cũng cảm thông sâu sắc tình cảnh của mỗi “cư dân” ở đây. Ông hiểu được nỗi sợ và vật vã sau nhiều năm chiến đấu chống chọi lại bệnh tật.
Trong những “cư dân” ở đây, có người bị chứng mất trí nhớ, chứng tâm thần phân liệt, có người phải sử dụng xe lăn, hoặc bị mù, hoặc không nói được. Nhiều người trong số họ có những hành động bạo lực vì vậy ông Ng cũng chẳng tránh khỏi bị đánh và đá.
tin liên quan
Cảnh báo phỏng nặng do nước tẩy rửa nhà vệ sinh, bồn cầuBệnh nhân phải nhập viện điều trị với vết phỏng nặng, ăn sâu, để lại sẹo nặng nề chỉ vì bất cẩn bị nước tẩy rửa bồn cầu văng trúng khi đang làm vệ sinh trong gia đình.
Mọi cư dân ở đây đều là bạn của tôi
Chăm sóc họ mỗi ngày trong suốt sáu tháng, ông có thể giúp họ giảm đi những hành động bạo lực này và hồi phục được kỹ năng tương tác xã hội. Sức khỏe tâm thần của họ cũng được cải thiện. Quang trọng hơn ông đã giúp họ lấy lại sự tự tin.
Edwin Alexander Rom (34 tuổi) là một trong những “cư dân” ở trung tâm. Rom là người đầu tiên ông đã giúp đỡ thành công.
Khi Rom được đưa vào trung tâm vào năm 2014, anh không thể đi, ngồi, đứng hoặc nói chuyện. Trước khi đưa vào trung tâm, anh bị ngã và nứt xương đầu gối.
Vào tháng 3.2014, Ng bắt đầu vào làm ở trung tâm và giúp đỡ Rom đứng và ngồi. Sau sáu tháng, Rom đã không còn sử dụng xe lăn để đi lại. Rom cũng ngừng la hét và bắt đầu tiếp xúc những người xung quanh anh. Một năm sau, cuối cùng Rom có thể đứng dậy và đi.
Ng đã mua cho Rom đôi giày thể thao đầu tiên bằng số tiền mà ông kiếm được.
Ng nói với The StraitsTimes: “Tôi xem mọi cư dân ở đây đều là bạn của tôi. Họ xứng đáng được yêu và hỗ trợ”.
Trên website The Istana, Ng là một trong bốn người đã được tuyên dương và nhận Giải thưởng Healthcare Humanity Awards năm nay để công nhận công việc cao cả của ông. Đây là giải thưởng hằng năm cho những cống hiến xuất sắc trong chăm sóc sức khỏe được tổ chức bởi ngành y tế Singapore.
“Tôi đã bị kẹt trong những vòng luẩn quẩn trong suốt thời gian dài. Khi cuối cùng tôi hiểu ra thì tôi không muốn tiếp tục trong những vòng này nữa. Tôi muốn bước đi trên một con đường thẳng mặc dù biết rằng sẽ có những thách thức và trở ngại trên con đường này. Thậm chí nếu tôi có ngã thì tôi cũng sẽ đứng dậy và bước tiếp”, ông nói với The StraitsTimes.
tin liên quan
Những người mắc bệnh lạ: Cô gái 'người đỏ' lấy chồng, sinh con kỳ diệuKhông phải là chuyện trên phim ảnh, trong thực tế có nhiều người mắc những căn bệnh lạ đã được y khoa khám phá. Họ đang cố gắng để có cuộc sống bình thường, mong muốn được điều trị và được mọi người chấp nhận sự dị biệt.
Bình luận (0)