Chuyên gia cho biết sao chổi C/2024 G3 (ATLAS) có thể sẽ khiến những người quan sát bầu trời phải trầm trồ vào đầu năm 2025.
Cơ hội hiếm có
Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), sao chổi C/2024 G3 (ATLAS) sẽ đạt đến vị trí cận nhật vào ngày 13.1.2025. Đây không phải là lần đầu tiên nó tiếp cận trái đất của chúng ta.
Như vậy, người yêu thiên văn Việt Nam cũng như trên toàn thế giới hoàn toàn có thể hy vọng rằng, sao này sẽ sống sót trong lần tiếp cận ở khoảng cách chỉ 13,5 triệu km so với mặt trời, tức gần hơn 3 lần so với sao Thủy.
Nếu thực sự sống sót, C/2024 G3 có thể đạt tới độ sáng biểu kiến là -4,5, sáng tương đương sao Kim tại điểm cận nhật với ly giác khi đó chỉ khoảng 5°. Việc quan sát sao chổi này là một thách thức lớn đối với bất kỳ vì tìm kiếm một vật thể gần mặt trời chưa bao giờ là một điều dễ dàng.
Độ sáng của C/2024 G3 đang tăng lên rất nhanh khi tiến gần hơn đến điểm cận nhật. Tuy nhiên, hiện tại nó đang chìm trong ánh sáng ngày mới chói chang và không thể quan sát được. Cơ hội tốt nhất để bạn quan sát sao chổi này là từ thời điểm cận nhật trở về sau.
Thăm dò ý kiến
Nhiều người tin rằng sao chổi mang lại điều không may mắn, bạn nghĩ sao?
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Sáng mai, bạn hãy dậy sớm
Vì là một sao chổi sungrazer nên độ sáng của C/2024 G3 sẽ giảm rất nhanh sau điểm cận nhật. Đến khoảng ngày 16.1, sao chổi này có độ sáng biểu kiến là 0,0 và cao khoảng 10° ở hướng tây khi mặt trời lặn.
Những ngày sau đó, nó gần như chuyển song song với đường chân trời nên khả năng quan sát vẫn không có nhiều cải thiện so với trước đó. Như vậy, lần xuất hiện này của C/2024 G3 không thực sự thuận lợi khi quan sát tại Việt Nam ngay cả trước, trong và sau điểm cận nhật.
Space.com cho biết C/2024 G3 sẽ là sao chổi sáng nhất trong năm 2025. Đó là dự đoán hiện tại thì chưa có sao chổi nào đủ sáng để quan sát sau đó. Tuy nhiên, đó là khi nó có thể vượt qua điểm cập nhật vào ngày 13.1. Trước đó, trong cùng ngày, sao chổi này cũng sẽ đi qua vị trí gần trái đất nhất trong lần xuất hiện này của nó ở khoảng cách 0,97 AU.
"Từ sáng ngày mai, bạn có thể thử dậy sớm để tìm kiếm nó nằm cao khoảng 10 độ ở hướng đông nam khi mặt trời mọc với độ sáng biểu kiến khoảng 2,0", chuyên gia cho biết.
Cũng sẽ có một số sự can thiệp của ánh trăng vào thời điểm cận nhật của sao chổi G3. Điều đó có thể khiến việc quan sát trở nên khó khăn hơn một chút. Tuy nhiên, mặt trăng mọc muộn hơn khoảng 50 phút mỗi đêm sau pha trăng tròn, các điều kiện sẽ nhanh chóng cải thiện để quan sát sau khi mặt trời lặn.
Được phát hiện vào ngày 5.4.2024 bởi hệ thống kính viễn vọng ATLAS, G3 đến từ đám mây Oort, một khối sao chổi bao quanh toàn bộ hệ mặt trời.
Bình luận (0)