Từ thương vụ bán 49% vốn cho SMBC đến triển vọng FE CREDIT bùng nổ năm 2022

19/02/2022 13:17 GMT+7

Kết thúc một năm đầy khó khăn bởi dịch bệnh đã tác động lên tình hình kinh doanh của ngành tài chính tiêu dùng nói chung và FE CREDIT nói riêng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn có một lợi thế lớn mang đến những triển vọng tươi sáng trong năm 2022 nhờ sự gia nhập của đối tác chiến lược SMBC.

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, thương vụ chuyển nhượng 49% vốn điều lệ tại FE CREDIT cho đối tác SMBC đã diễn ra thành công, trở thành thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử lĩnh vực tài chính Việt Nam dù có nhiều ý kiến cho rằng các ngân hàng Việt đang buông dần mảng tài chính tiêu dùng do không còn tiềm năng phát triển và đã đạt đỉnh. Tuy nhiên, trong mắt nhà đầu tư ngoại thì thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam vẫn là một mảnh đất đầy tiềm năng đang chờ khai phá.

Điều gì đã khiến SMBC lựa chọn FE CREDIT và xem đây là khoản đầu tư, chiến lược trung dài hạn tại châu Á?

Theo nhận định về thương vụ bán vốn, FiinGroup cho rằng dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng tình hình tài chính của FE Credit về cơ bản vẫn ở mức lành mạnh thể hiện qua các chỉ số tài chính như biên lãi ròng (NIM), thanh khoản, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời …

Đồng thời, FE CREDIT là công ty đi đầu trong ngành về đầu tư, phát triển nền tảng kỹ thuật số hiện đại, từng bước xây dựng hệ sinh thái số toàn diện nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, cải thiện quy trình cho vay, tiếp cận được nhiều khách hàng mới bằng các sản phẩm tài chính tùy biến theo nhu cầu đa dạng của khách hàng. Những chiến lược cạnh tranh và cải tiến của FE CREDIT luôn tiên phong so với các đối thủ cùng ngành, điều này cũng giúp công ty duy trì vị thế vững chắc trong bối cảnh ngày càng nhiều công ty tài chính gia nhập thị trường này tại Việt Nam.

FE CREDIT còn liên tục phát triển nhiều nền tảng mới mà cốt lõi của các nền tảng này chính là kết nối các dịch vụ ngân hàng, cho vay, thanh toán và quản lý tài sản cũng như giải pháp bảo hiểm, giải quyết toàn diện các vấn đề tài chính của một khách hàng. Hơn nữa, doanh nghiệp này cũng đã và đang bắt tay với nhiều đối tác là các công ty Fintech hàng đầu như Hyperverge, Genesys, Vymo… để tối ưu hóa các ứng dụng trong hệ sinh thái… với kỳ vọng tăng tỉ trọng của FE CREDIT trong tổng ví chi tiêu của khách hàng.

Vì vậy, dù 2021 là một năm khó khăn đối với FE CREDIT và toàn ngành tài chính tiêu dùng nhưng công ty đã vượt qua thách thức và khẳng định được năng lực vượt trội của mình. Cụ thể, tổng giải ngân cho vay trong quý 4 đạt gần 24.500 tỉ đồng, tăng gần 38% so với với cùng kỳ năm trước đưa giá trị giải ngân trong năm đạt 67.000 tỉ đồng, tăng hơn 6% so với 2020.

Thu nhập ròng cuối cùng (ENR) cuối 2021 ghi nhận kết quả khả quan khi đạt 75.400 tỉ đồng, tăng 20,8% so với thời điểm cuối quý 3 và tăng 14,2% so với đầu năm 2021.

Đồng thời nhờ đầu tư mạnh số hóa, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh đã giúp công ty tiết kiệm được một khoản lớn về chi phí hoạt động khi chỉ tiêu này giảm liên tục trong 3 năm qua và đạt 4.067 tỉ đồng trong 2021.

“Bộ đệm” về vốn của FE CREDIT tiếp tục cải thiện với hệ số an toàn vốn (CAR) luôn ở mức cao 17,8% ,thuộc top đầu trong ngành.

Thay đổi lớn nào để nâng tầm FE CREDIT trong năm 2022?

Với những thành tựu nói trên cùng sự thành công từ thương vụ M&A này, FE CREDIT được giới tài chính kỳ vọng sẽ tiếp nhận thêm kinh nghiệm phong phú về quản trị rủi ro và phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng từ SMBC.

Bước sang năm 2022, cùng với sự đồng hành của nhà đầu tư chiến lược, FE CREDIT đã có những mục tiêu cụ thể để tiến xa hơn có thể kể đến như tăng cường tập trung vào tệp khách hàng tốt và cung cấp khoản vay cho họ thông qua nền tảng số. Đồng thời, tích hợp mở tài khoản Übank cho tất cả khách hàng mới với các sản phẩm miễn phí và tận dụng hạn mức tín dụng để liên tục mang lại cơ hội tăng hạn mức còn lại của khách hàng thay vì chỉ bán hàng hay quảng cáo qua điện thoại một cách riêng lẻ. Đưa ra các chiến dịch có tính cá nhân hóa cao để đưa khách hàng vào hệ sinh thái của FE CREDIT.

Công ty cũng tăng cường kênh bán hàng trực tiếp để tiếp cận người lao động của các doanh nghiệp đã đăng ký và doanh nghiệp phi chính thức để tạo cơ sở cho vay theo lương. Tập trung ra mắt các sản phẩm mới cho những người làm trong từng lĩnh vực cụ thể, như vay tiêu dùng hưu trí, gói vay dành riêng cho cán bộ ngành y, ngành giáo dục và tăng quy mô khách hàng tiềm năng thông qua việc hợp tác với đối tác lớn như Zalo, Viettel và các nền tảng viễn thông khác.

Đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ tận dụng cơ hội này để huy động mới, hoặc cơ cấu lại nguồn vốn huy động hiện tại của mình để có được nguồn vốn rẻ; giúp cải thiện chi phí huy động vốn, NIM, lợi nhuận cũng như khả năng sinh lời.

Chia sẻ về sự thay đổi của FE CREDIT sau khi có sự tham gia của cổ đông lớn SMBC, ông Kalidas Ghose - CEO của công ty cho biết, hiện đã có những sự thay đổi về mặt quy trình và tổ chức hoạt động kinh doanh đồng thời SMBC đã hỗ trợ rất nhiều về thanh khoản cũng như nguồn vốn. Trong tương lai, FE CREDIT kỳ vọng sẽ sớm tiếp cận được nhiều khách hàng thông qua công ty con của SMBC và các doanh nghiệp Nhật Bản.

Song song đó, nhìn từ thị trường, nhu cầu vay vốn của người dân (đặc biệt là phân khúc khó tiếp cận được tín dụng ngân hàng do những rào cản về hồ sơ vay vốn, tài sản đảm bảo…) luôn ở mức cao, thậm chí được dự báo tăng mạnh vào giai đoạn tái thiết sau đại dịch. Với vị thế dẫn đầu, cùng kinh nghiệm tăng trưởng tại thị trường bản địa, FE CREDIT là sự lựa chọn hợp lý nhất của đối tác nước ngoài đánh dấu bước đầu tại thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.