Chào bạn, viêm âm đạo khi mang thai là tình trạng thường gặp. Khi mang thai, hormone cơ thể mẹ thay đổi cùng pH âm đạo khiến môi trường miễn dịch tại chỗ của âm đạo và cổ tử cung bị thay đổi, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kỵ khí, nấm, liên cầu khuẩn B và các vi sinh vật gây hại khác ở âm đạo có cơ hội phát triển.
Những ảnh hưởng viêm âm đạo với mẹ và thai nhi. Với mẹ: gây khó chịu vùng kín, ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn có thể ảnh hưởng các cơ quan sinh dục trên như tử cung, vùng tiểu khung gây biến chứng sản khoa nguy hiểm như sảy thai, vỡ ối non hoặc sinh non. Với thai: khi sinh non, trẻ có nguy cơ suy hô hấp, nhẹ cân... đặc biệt liên cầu khuẩn nhóm B có thể gây biến chứng nhiễm trùng nặng ở trẻ sơ sinh.
Viêm âm đạo khi mang thai hoàn toàn có thể can thiệp điều trị bằng thuốc đặt âm đạo, kháng sinh hoặc kem bôi tại chỗ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ sản khoa.
Một số cách hạn chế tình trạng viêm âm đạo:
- Chọn quần có chất liệu thoáng mát.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách, tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo.
- Ăn uống khoa học, tập luyện thể dục nhẹ nhàng.
- Chăm sóc và theo dõi thai kỳ theo lịch hẹn.
Sáng chủ nhật ngày 25.8.2024 tại Hội trường tầng 20, Bệnh viện Đồng Nai -2 sẽ tổ chức LHTS với chủ đề "Viêm phụ khoa và các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ".
Bạn có thể đăng ký tham gia LHTS tại fanpage Bệnh viện Đồng Nai -2 nhé!
BSCK1 Thân Thị Yến Phương - Khoa Phụ Sản Bệnh viện Đồng Nai -2.
Bình luận (0)