Tư vấn trực tuyến: “Bệnh lý sàn chậu nữ - són tiểu và sa tử cung”

13/06/2013 12:00 GMT+7

Hiện nay những vấn đề về bệnh lý sàn chậu của phụ nữ khá phổ biến. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tình dục của người phụ nữ. Điều này làm giảm chất lượng sống và hạnh phúc gia đình. Theo thống kê, cứ 3 phụ nữ đã từng sinh con có 1 người có vấn đề tiểu không kiểm soát và cứ 2 phụ nữ đã từng sinh con có 1 người bị sa cơ quan vùng chậu như sa bàng quang, sa tử cung, sa trực tràng.

Bệnh lý sàn chậu ở phụ nữ xảy ra rất phổ biến như vậy nhưng do mặc cảm, xấu hổ mà người bệnh đã âm thầm chịu đựng nhiều năm để mất cơ hội được điều trị sớm, triệt để.

Vào lúc 14 giờ 30 ngày 13.6, Thanh Niên Online phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Mê Kông tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến: “BỆNH LÝ SÀN CHẬU NỮ - SÓN TIỂU VÀ SA TỬ CUNG” nhằm giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về bệnh lý này, cũng như các phương pháp phòng ngừa, chữa trị.

Khách mời tham gia chương trình:

1. Ths.Bs Lê Văn Hiền - Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Mê Kông
2. Ths.Bs Nguyễn Thị Thắm - Trưởng phòng quản lý chất lượng Bệnh viện Phụ sản Mê Kông
3. Ths.Bs Nguyễn Thị Thanh Tâm - Trưởng phòng KHTH Bệnh viện Phụ sản Mê Kông

Ngay từ bây giờ bạn đọc quan tâm có thể gửi câu hỏi về cho chương trình theo box hướng dẫn bên cạnh.

Tiền thân của Bệnh viện Phụ sản Mê Kông là khoa Phụ sản, cơ sở 4, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cũng như nhân sự (100% các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ) của khoa Phụ sản, cơ sở 4, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Phụ sản Mê Kông đã đi vào hoạt động và phục vụ người dân trong thành phố và các tỉnh lân cận.

Nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh và chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa, Bệnh viện Phụ sản Mê Kông đã mở rộng thêm diện tích, đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại cũng như cho nhân viên đi đào tạo tại các nước tiên tiến.


Toàn cảnh buổi trực tuyến


Đại diện Thanh Niên Online (bìa trái) tặng hoa cho các khách mời

Thanh Niên Online
Ảnh: Thanh Hải

>> 5 dấu hiệu ẩn của ung thư phụ khoa
>> Những dấu hiệu ung thư phụ khoa
>> Có cần khám phụ khoa ?
>> Rậm lông và bệnh phụ khoa
>> Cắt tử cung vẫn nên khám phụ khoa
>> Khám phụ khoa miễn phí cho phụ nữ vùng sâu
>> Bị stress dễ mắc bệnh phụ khoa
>> Nỗi niềm của những chàng bác sĩ phụ khoa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.