Từ vụ cô gái chơi pickleball bị đăng ảnh 'mặc thiếu vải': Phân biệt ảnh thật giả bằng các bước đơn giản

13/10/2024 12:13 GMT+7

Cuộc sống của chị Hiền bỗng đảo lộn khi phải đọc những bình luận thiếu văn minh do bị người khác đăng ảnh photoshop 'mặc thiếu vải' lên mạng. Vậy làm thế nào phân biệt ảnh thật - ảnh giả, tránh bị dắt mũi vào những chiêu trò câu view, câu like và vô tình phát tán?

Nhiều người bức xúc khi bị ghép ảnh và đăng tải lên mạng xã hội với mục đích xấu. Người dùng mạng xã hội không phân biệt được ảnh thật và ảnh giả vô tình khiến những cá nhân sử dụng chiêu trò để câu like, câu view đạt được mục đích.

Nhan nhản ảnh giả

Gần đây, mạng xã hội xuất hiện bài đăng kèm hình ảnh về một cô gái mặc đồ phản cảm chơi pickleball. Tuy nhiên những hình ảnh đó không phải là sự thật, đã có người chỉnh sửa ảnh gốc để đăng tải. Cô gái đã lên tiếng, bày tỏ sự bức xúc vì hình ảnh của bản thân lại bị lan truyền chóng mặt với ý nghĩa không tốt đẹp.

Từ vụ cô gái chơi pickleball bị đăng ảnh 'mặc thiếu vải': Phân biệt ảnh thật giả bằng các bước đơn giản- Ảnh 1.

Cô gái bị phát tán ảnh đã qua chỉnh sửa với chuyện mặc thiếu vải khiến đời sống bị đảo lộn hoàn toàn

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

Trước đó, thời điểm sau bão số 3 (bão Yagi) trên mạng xã hội cũng có những hình ảnh các cháu bé mặt lấm lem, nằm giữa đống bùn đổ nát nhận được nhiều sự thương cảm của dân mạng. Tuy nhiên, đó lại cũng là những hình ảnh không có trong thực tế mà là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI).

Cũng thời điểm nói trên, nhiều người chia sẻ bức ảnh một người thanh niên mặc trang phục rằn ri kèm áo phao, bế một em nhỏ có nụ cười tuyệt đẹp. Đằng sau họ là khung cảnh tan hoang, nhà cửa bị tàn phá do mưa lũ. Hình ảnh khiến nhiều người nhầm tưởng bộ đội giải cứu người dân, trẻ em ở vùng lũ bị ảnh hưởng. Thực tế, con người đã sử dụng AI để tạo ra bức ảnh đó.

Cô gái bị tung ảnh 'mặc thiếu vải' chơi pickleball lên tiếng: Sẽ nhờ pháp luật xử lý

Nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ, đồng thời mong các cá nhân không tranh thủ chiêu trò, lợi dụng chủ đề bão, lũ để câu view, câu like. Không ít người còn đề nghị xử phạt những người tạo dựng hình ảnh, video để tung tin giả…

Từ vụ cô gái chơi pickleball bị đăng ảnh 'mặc thiếu vải': Phân biệt ảnh thật giả bằng các bước đơn giản- Ảnh 2.

Hình ảnh về bé gái ở vùng mưa lũ là sản phẩm của AI

CHỤP MÀN HÌNH

Khi AI trở thành cơn sốt trên khắp thế giới việc tạo ra các bức ảnh càng trở nên dễ dàng. Những bức ảnh vẽ bằng AI khiến người nhìn cảm thấy mới lạ và hoàn hảo. Thậm chí, nhiều người nhìn bề ngoài không thể phân biệt được bức ảnh do chính người chụp hay AI tạo ra.

Cách phân biệt ảnh thật và ảnh giả

Theo anh Phùng Quang Trung, người chuyên làm phục chế ảnh cho biết, để người bình thường không có chuyên môn, không tìm hiểu về nhiếp ảnh rất khó để phân biệt được ảnh thật, ảnh photoshop hay sản phẩm của AI.

Từ vụ cô gái chơi pickleball bị đăng ảnh 'mặc thiếu vải': Phân biệt ảnh thật giả bằng các bước đơn giản- Ảnh 3.

Nhiều người chia sẻ hình ảnh giả sau khi đăng tải lên mạng xã hội

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

Để phân biệt ảnh thật và ảnh giả, mọi người cần xem xét bối cảnh thực tế ngoài đời so với việc xuất hiện trên tấm ảnh. Nếu bức ảnh có bối cảnh quá khác hoặc có nhiều điều mang tính giật gân thì có thể đó là tấm ảnh được thực hiện bằng công cụ photoshop hoặc do AI vẽ ra. Bên cạnh đó, khi xem tấm ảnh cần zoom (phóng to) để xem từng chi tiết xem có nhất quán về chất liệu, ánh sáng, hình khối và sự tinh tế hay không.

Việc so sánh là nhìn vào độ nét của chi tiết, khi chỉnh sửa, độ sắc nét sẽ có phần kém hơn so với chi tiết không chỉnh sửa. Nếu những chi tiết đó có sự khác nhau, rất có thể đó không phải là tấm ảnh do con người chụp hoặc chưa qua chỉnh sửa.

Từ vụ cô gái chơi pickleball bị đăng ảnh 'mặc thiếu vải': Phân biệt ảnh thật giả bằng các bước đơn giản- Ảnh 4.

Khi kiểm tra mọi người nên phóng to để nhìn rõ từng chi tiết (đằng trên ảnh thật, đằng dưới ảnh đã qua photoshop)

PHÙNG QUANG TRUNG

"Hiện tại trong photoshop có công nghệ hỗ trợ AI, người dùng có thể điều chỉnh màu sắc khiến cho bức ảnh càng trở nên như thật. Điều này khác với những tấm ảnh việc sử dụng AI đơn thuần có chất liệu, nội dung giả, khác biệt so với việc sử dụng photoshop có AI hỗ trợ", anh Trung nói.

Cũng theo anh Trung, mọi người có thể truy cập vào trang website https: //dashboard.sightengine.com/ai-image-detectiom để kiểm tra ảnh thật hay sản phẩm của AI với kết quả tương đối. Khi truy cập vào website này, người dùng tải tấm ảnh cần kiểm tra và có kết quả sau đó không lâu.

Từ vụ cô gái chơi pickleball bị đăng ảnh 'mặc thiếu vải': Phân biệt ảnh thật giả bằng các bước đơn giản- Ảnh 5.

Kết quả nhận được sau khi sử dụng website kiểm tra ảnh AI

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

"AI không có lỗi, lỗi thuộc về người đang sử dụng AI để câu like, câu view đôi khi còn có những mục đích xấu, tư tưởng chia rẽ quan điểm trên mạng xã hội. Tôi hy vọng mọi người có thể nắm những bí quyết phân biệt để tránh những hiểu lầm đáng tiếc", anh Trung bày tỏ.

Anh Đỗ Văn Tuyên, nhiếp ảnh gia tự do cho hay, để phân biệt được ảnh thật, ảnh photoshop, sản phẩm của AI trước tiên cần phải có ảnh gốc chất lượng cao. "Mọi người xem các đường viền, bóng đổ, độ mờ, ánh sáng xem có hợp với các yếu tố xung quanh hay không. Tấm ảnh thật sẽ có viền với phông nền không cứng, độ chuyển màu mềm hơn so với ảnh photoshop", anh Tuyên nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.