Theo khảo sát của chúng tôi, ngoài cây xanh, có những hiểm họa sau đây đang rình rập học sinh khi các em sinh hoạt, học tập tại trường.
Từ lan can, cửa sổ, hệ thống điện đến chậu hoa
Vụ cây phượng đè chết học sinh ở Trường THCS Bạch Đằng: hiệu trưởng nói gì?
|
Nhiều trường không có không gian sinh hoạt nên lan can các phòng học cao tầng (thiết kế thấp) là nơi dễ
xảy ra tai nạn cho học sinh trong khoảng thời gian đầu buổi học và giờ ra chơi. Nhiều học sinh hay tựa người, có em ngồi cả lên lan can này để hóng mát. Trong khi đó học sinh vốn rất hiếu động, nếu đùa giỡn, xô đẩy sẽ dễ xảy ra tai nạn. Rất nhiều vụ việc đau lòng té lầu đã xảy ra. Vì vậy nhà trường cần kiểm tra lại hệ thống điểm tựa lan can phòng học. Nếu cũ, mục phải thay mới. Các lan can thấp cần che chắn bằng lưới bảo vệ, để phòng cả việc học sinh tự ý leo trèo ra ngoài.
Lời kể của nhân chứng vụ cây phượng bật gốc ngã làm chết 1 học sinh
|
Cách đây chưa lâu, tôi đã chứng kiến một cánh cửa sổ nhôm kính rơi từ tầng 3 xuống mặt đất phía cổng trước của một trường tư thục, nát vụn. Lý do là chiếc cửa sổ lùa này đã sử dụng nhiều năm nên không còn bám chắc vào gờ, khi ấy trời chuyển mưa, gió giật nên cánh cửa bật tung ra. May mắn là lúc đó phía dưới không có ai. Thực tế này không phải hiếm có thể xảy ra tại nhiều trường hiện nay. Nhất là những trường không có hành lang bảo vệ phía ngoài. Chưa nói đến các hiểm họa từ các đà ngang cũ mục, chậu kiểng, các gạch đá ốp lát. Sự việc sinh viên
trường đại học bị một mảng bê tông rơi trúng đầu tử vong cách đây 2 năm là một hiểm họa. Cả những công trình xây dựng sát trường cũng có thể gây nguy hiểm cho học sinh.
Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TP.HCM) nơi xảy ra vụ việc cây phượng ngã đè một học sinh tử vong
|
Phòng học hiện đạithì hệ thống điện kết nối trong phòng học càng nhiều và càng gây nguy hiểm cho học sinh hơn, nhất là những lớp
mầm non, tiểu học. Hệ thống điện bên ngoài, xung quanh trường cũng rất nguy hiểm. Hẳn chúng ta còn nhớ trường hợp 6 học sinh bị điện giật tử vong 2 năm trước tại Long An. Và mới đây tại Hải Dương một học sinh lớp 9 bị điện giật chết khi tỉa cành cây phi lao trong trường. Vì vậy nhà trường cần
giáo dục sự nguy hiểm về điện cho trẻ; không để có các em tự ý sử dụng các thiết bị; kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị và thay thế thường xuyên. Chú ý thêm về việc bảo vệ các bình điện thế gần phòng học, phòng tránh sấm sét khi trời mưa giông.
Đừng chờ “mất bò” rồi mới chịu “làm chuồng"
Cây xanh trong sân trường là hiểm họa đáng lo nhất. Đa số được bứng về trồng nên rễ rất nông, rất dễ ngã khi có gió to. Cần thường xuyên kiểm tra các nhánh khô, mục. Cần cắt tỉa thường xuyên, không để tán quá rộng, nhánh quá lớn. Thay thế các loại cây phù hợp để vừa có bóng mát, ít lá rụng, ít sâu bọ. Trường càng có nhiều cây cổ thụ thì càng đáng lo hơn.
Cây phượng bật gốc đè học sinh: Bác sĩ nói gì về 2 trường hợp bị thương nặng?
|
Ngoài ra còn rất nhiều hiểm họa khác nữa đang rình rập học sinh như thang máy, hồ bơi… Để phòng ngừa hiểm họa, thiết nghĩ, nhà trường cần phải hành động ngay, liên tục, thường xuyên. Chứ không để sự việc đáng tiếc xảy ra mới can thiệp, chờ “mất bò” rồi mới chịu “làm chuồng”.
1 học sinh tử vong, nhiều học sinh bị thương vì cây phượng trong trường bật gốc ngã
|
Bình luận (0)