Hành vi ngang nhiên đưa ghe cào nghêu của người khác nuôi trồng, vào nhà đập phá tài sản, uy hiếp lực lượng công an, dùng vũ lực cướp tài sản của người dân… rõ ràng đã vi phạm pháp luật, đã có đủ yếu tố xử lý hình sự về các tội chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản và cướp tài sản, chống người thi hành công vụ... Những năm qua đã xảy ra rất nhiều vụ “nghêu tặc” gây thiệt hại kinh tế của ngư dân, báo chí đã phản ánh nhiều nhưng tại sao tình trạng này cứ tiếp diễn? Nếu nhà nước không có biện pháp xử lý thích đáng để bảo vệ tài sản thì người dân làm sao yên tâm sản xuất được.
Nguyễn Minh Long
(Q.11, TP.HCM)
(Q.11, TP.HCM)
tin liên quan
Ngư dân lao đao vì ngao chết bất thườngKhoảng nửa tháng nay, ngao nuôi chết hàng loạt khiến ngư dân H.Hậu Lộc
(Thanh Hóa) đứng trước nguy cơ trắng tay, lâm cảnh nợ nần chồng chất.
Làm rõ nguyên nhân
Nếu số nghêu bị cướp đó là tài sản hợp pháp của các hợp tác xã thì những người cướp nghêu cần phải bị xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, một khi đã giao bãi cho ngư dân sản xuất thì nhà nước cũng cần phải có biện pháp mạnh để bảo vệ tài sản cho người dân. Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều vụ xảy ra việc “cướp” nghêu mà nguyên nhân là do còn có sự tranh chấp bãi làm nghêu giữa ngư dân địa phương và chủ đầu tư. Có những bãi nghêu tự nhiên, hằng năm ngư dân vẫn thường xuyên đến đây bắt con giống về nuôi, nhưng sau đó nhà nước thu hồi bãi nghêu tự nhiên này giao cho một đơn vị nào đó khai thác, khiến quyền lợi của một số người khác bị ảnh hưởng và họ đã có sự manh động. Vì vậy, phải phân tích rõ nguyên nhân để có giải pháp xử lý thích hợp, thấu tình đạt lý. Điều quan trọng là phải chấm dứt tình nạn này, vừa gây thiệt hại cho chủ đầu tư, vừa gây mất an ninh trật tự.
Lê Văn Hoàng
(Q.7, TP.HCM)
(Q.7, TP.HCM)
Phải xử lý nghiêm
Dù với nguyên nhân nào đi nữa thì việc xông vào bãi của người khác đầu tư để cào nghêu trái phép là vi phạm pháp luật. Khi cơ quan chức năng mời lên làm việc thì những người này lại kéo vào tận trụ sở uy hiếp lực lượng công an giải cứu người vi phạm, cướp tài sản của xã viên thì càng sai phạm nghiêm trọng. Thật không thể tin được ở xã hội hiện nay lại có cách hành xử như chỗ không có pháp luật như vậy. Vì vậy, hành vi này cần phải bị xử lý thật nghiêm để răn đe. Nếu không được xử lý kịp thời thì những nơi nuôi nghêu khác sẽ còn bị đe dọa.
Nguyễn Anh Tài
(Q.10, TP.HCM)
(Q.10, TP.HCM)
tin liên quan
Ngư dân bất lực nhìn hàng chục tàu cá bị sóng hất văng lên bãi cátMưa lớn, lũ dồn về các vùng hạ lưu khiến nhiều tàu cá đang neo đậu
tưởng như là an toàn trong bến cũng không tránh khỏi tai hoạ.
Không để tái diễn
Tình trạng “nghêu tặc” đã diễn ra từ nhiều năm nay, ở nhiều địa phương. Có năm thì ở Bến Tre, cách đây không lâu thì xảy ra ở Cà Mau và nay là ở Kiên Giang. Vấn đề nghiêm trọng như vậy nhưng tại sao năm nào cũng tái diễn? Với tình trạng hàng ngàn người cùng kéo nhau phá rào, lũ lượt vô bãi cào nghêu thì không người chủ nào có thể bảo vệ nổi tài sản. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là ở mặt quản lý của nhà nước, khi đã giao bãi cho người dân làm thì phải có biện pháp tuyên truyền bảo vệ, vi phạm thì phải xử lý nghiêm chứ không nên phó mặc cho chủ đầu tư. Còn nếu vẫn còn có tình trạng tranh chấp bãi thì cần phải giải quyết cho ổn thỏa.
Trần Anh Dũng
(Q.Tân Phú, TP.HCM)
(Q.Tân Phú, TP.HCM)
Phan Văn Hạnh
(Q.1, TP.HCM) Bùi Văn Nhật
(Q.7, TP.HCM) An Phong - Sơn Hải
(thực hiện) |
Bình luận (0)