Có chuyện vậy là vì, nó thường được chú lái xe của bố nó đưa đón. Bố nó làm giám đốc sở giáo dục, thầy cô hẳn biết đó là xe của giám đốc sở nên cứ thế cúi người chào. Thằng bé lại cứ tưởng chào nó, thành quen.
Đây là câu chuyện có thật do chính bố nó kể với tôi. Kể xong anh bảo, câu nói của nó với ông bà khiến anh giật mình, phải nói là thức tỉnh. Hóa ra những chuyện thường ngày mình xem là đơn giản ấy lại trở thành thói quen, ăn vào tiềm thức của con trẻ.
tin liên quan
Có một nàng dâuPhải công nhận một điều, nếu con cái sinh ra trong một gia đình làm nghề gì đó thì nó thường được nghe nói và tiếp xúc với về nghề đó nên nói chung, có thiên hướng về nghề như bố mẹ.
Nếu bố mẹ làm kinh doanh, hàng ngày, trong bữa cơm gia đình hay khi có bạn hàng đến nhà, hẳn sẽ có nhiều câu chuyện về kinh doanh. Mỗi ngày như thế, từ năm này sang năm khác, những đứa con nghe mãi cho đến khi trưởng thành, chọn trường để học, rõ ràng là có tác động không nhỏ đến hướng đi của chúng nó.
Bố mẹ làm báo, hằng ngày nói chuyện báo chí, bài này hay, tin kia dở, đáng lẽ phải viết thế nọ thế kia... Rõ ràng, nếu chọn vào học báo chí, trong đầu chúng nó đã có những kiến thức nhất định, hơn hẳn những bạn bè cùng học.
Nếu sinh ra trong một gia đình nông dân, hẳn chúng nó sẽ có kiến thức về mùa màng, sâu bệnh, về giống má, giá cả nông sản... hơn đứt bạn bè sinh ra từ thành phố. Nếu vào học nông nghiệp thì vốn liếng các cháu đã có rất nhiều.
Nếu bố mẹ làm lãnh đạo, đương nhiên, các cháu sẽ tiếp xúc với vấn đề chính trị qua câu chuyện của bố mẹ, của những người đến nhà và sự hiểu biết về chính trị của các cháu rõ ràng là hơn các cháu khác.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ tuy nhiên này, tiếp xúc sớm với những vấn đề khi chưa được trang bị đủ kiến thức văn hóa tối thiểu, khi chưa thực sự có bản lĩnh để nhận thức cũng có những cái lợi bất cập hại. Ví dụ, nếu bọn trẻ chứng kiến sự cung phụng của nhiều người với bố mẹ mình, quà cáp người ta mang đến, đến học hành nó cũng dễ dàng hơn đứa khác, đi đâu cũng có người biết như cậu bé kể ở phần đầu bài..., từ đó sẽ bị nhập tâm, coi như một sự đương nhiên. Mọi thứ có vẻ như dễ dàng quá, không cần gì phải phấn đấu. Các cháu sẽ không nghĩ được vì sao có người lại nghèo, có người không có áo ấm mùa đông, có người lại thiếu ăn từng bữa...
Lớn lên, học hành, tiếp xúc với đời sống, các cháu hẳn sẽ có suy nghĩ lại. Nếu có bản lĩnh, các cháu sẽ nhận ra bản chất của vấn đề để trở về với chính mình nhưng cũng có cháu rốt cục thấy không có gì bằng cái nghề mà bố mẹ đã làm - nghề... lãnh đạo!
Và thế là không thoát ra được. Dấu ấn về quà cáp, sự cung phụng của mọi người lại trở về.
*
Đọc trên báo mạng, thấy cựu Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự nhận trách nhiệm là 1 trong 15 vị thường vụ tán thành việc bổ nhiệm Lê Phước Hoài Bảo. Ông nói đại để, đừng nói tập thể thường vụ chung chung mà cá nhân của từng người trong 15 ông thường vụ phải chịu trách nhiệm và ông cũng nhận trách nhiệm.Thấy là lạ, mới điện thoại cho ổng.
tin liên quan
Khi đàn ông... shoppingThấy hơi lạ nhưng ngại nên không hỏi thêm.
Cúp máy rồi cứ thấy là lạ, cứ đặt ra nhiều giả thuyết, trong đó có giả thuyết hai đứa này nó thấy bố nó là Bí thư Thành ủy Hội An nhưng đi xe đạp, hết xe đạp thì đi xe máy tàng tàng, nhà một tầng hết lợp tôn lại lợp ngói... Quanh năm đi và đi thâu đêm suốt sáng... Có lẽ vì thế mà nó nghĩ, làm lãnh đạo thì có gì sung sướng chăng?
Tính tôi nó thế, cứ nghĩ cái chi là muốn hiểu cho đến tận cùng, nhưng hỏi thêm thì khiếm nhã quá.
Rồi chiều tối, lại điện thoại lại cho ông Sự, bảo tui hỏi anh thêm chuyện nữa nha. Ảnh nói ông cứ hỏi đi. Mới hỏi: “Khi anh xin nghỉ làm bí thư, hai đứa nó có nói gì không?”. Ông Sự bảo, chúng nó ủng hộ liền, bảo ba nghỉ đi chứ mỗi lần bão lụt, ba cứ xông ra vùng ngập nước mà ba cũng không còn trẻ, tội và lo cho ba quá đi”.
Cúp máy rồi, tự bảo, e giả thuyết của mình là đúng. Rồi lại nghĩ, giả sử Bí thư Nguyễn Sự cũng để người khác cung phụng, cũng giàu có, cũng vun vén, cũng chở con bằng xe công đi học từ nhỏ thì con Nguyễn Sự có bỏ ra làm ngoài không?
*
Bàn về câu chuyện dạy con, kỹ sư Nguyễn Trọng Hiến, từng là giám đốc một xí nghiệp ở Công ty Sông Đà nói rằng: “Ngoài 60, đã hưu nhưng ngẫm lại vẫn nhiều khiếm khuyết khi dạy con cái từ nhỏ. Vẫn tự trách mình cứ phó thác hết việc dạy con cho xã hội. Khi thấy người phương Tây dạy con trẻ khi mới lọt lòng đến tuổi vị thành niên mới giật mình. May nhờ hồng phúc mà hai đứa nhà mình không đến nỗi”.
Kỹ sư Vũ Quang Anh làm việc ở Công ty cổ phần CMEP thì nhìn nhận ở một góc độ khác: “Nhiều bậc ông, bà, cha, mẹ mà tôi từng thấy, cứ gặp lớp con cháu là hỏi: Làm công ty to không, lên chức chi rồi, lương tháng bao nhiêu?... Tuyệt nhiên không ai hỏi: Công việc có vui không, cuộc sống có hạnh phúc không?… Trông cứ như lớp con cháu sinh ra đã bị đóng cái chữ tiền, chữ quyền vào trong tiềm thức rồi”.
*
Câu chuyện nhiều cán bộ trẻ “chín ép” từ sự vun vén của đấng sinh thành đang là tâm điểm của dư luận. Bản thân tôi thực sự lấy làm tiếc và với tư cách người cùng thế hệ với bố mẹ các cháu, cũng thấy buồn và tội nghiệp khi các cháu quá phụ thuộc vào bố mẹ, không đủ bản lĩnh để chọn làm cái việc mình thích, mình có năng khiếu hơn để rồi xảy ra sự cố cuộc đời.
tin liên quan
Xấu hơn nhưng hạnh phúc hơnCòn GS-TS-Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí, cựu Viện trưởng Viện Huyết học, người mà trong ngày chia tay viện để nghỉ hưu đã có cả nghìn người đưa tiễn rơi nước mắt có viết bài thơ, khổ cuối thế này:
“Xin cứ tựa vào giọt nắng lung linh,
Để nhận ra miên man cảm xúc.
Tựa vào tình yêu,
Có thêm hạnh phúc.
Tựa vào chính mình,
Để được chính mình hơn!”.
Để nhận ra miên man cảm xúc.
Tựa vào tình yêu,
Có thêm hạnh phúc.
Tựa vào chính mình,
Để được chính mình hơn!”.
Bình luận (0)