Năm nay, có tất cả 26 trâu, được người dân tôn kính gọi là ông Cầu, tham gia thi đấu.
Các ông Cầu được mua về từ các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ… qua tuyển chọn kỹ càng, theo những tiêu chí như mình trường, móng hến, đuôi trai, sừng khum, mắt đỏ…; rồi được chăm sóc, huấn luyện bằng chế độ đặc biệt trong suốt hơn nửa năm.
Sáng 19.2 (17 tháng giêng), ngày chính hội, sân vận động xã Hải Lựu, nơi diễn ra lễ hội chật cứng người xem. Theo ước tính của BTC, lượng khán giả lên đến hơn vạn người từ khắp các tỉnh thành đến cổ vũ các ông Cầu thi đấu.
Những pha đánh đẹp mắt của nhiều cặp đấu nhận được sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả.
Chung cuộc, sau những trận đấu căng thẳng, ông Cầu mang số báo danh 04 của chủ trâu Đỗ Duy Hạnh giành giải nhất (30 triệu đồng), giải nhì thuộc về trâu số 15 của chủ trâu Nguyễn Tiến Thủy, hai ông Cầu mang số 11 và 17 đồng giải ba.
Thanh Niên Online giới thiệu một vài hình ảnh về lễ hội chọi trâu độc đáo này:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo truyền thuyết, lễ hội này có từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước ta, nhà Triệu tan rã, thừa tướng nhà Triệu lúc bấy giờ là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu (nay là xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng giặc, Lữ Gia lại tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi sẽ giết để khao quân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu tôn ông làm thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu bắt đầu có từ đó. |
Lê Quân
(thực hiện)
Bình luận (0)