Tướng Nguyễn Việt Thành thời "hậu Năm Cam"

04/10/2005 22:41 GMT+7

Ai cũng biết là sau vụ Năm Cam, lực lượng công an và cảnh sát phía Nam đã chuyển mình với một khí thế mới. Lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ các địa phương đã liên tục lập nhiều chiến công, không để cho tội phạm có cơ hội hình thành nên những băng nhóm chuyên nghiệp, mua chuộc cán bộ bao che, chạy án...

Nhưng tướng Thành không "thất nghiệp"! Bước vào tuổi 58, cường độ làm việc của ông vẫn rất căng và sức chịu đựng cũng không có dấu hiệu gì chứng tỏ sự suy giảm so với 4 năm trước. Một dạo cuối năm ngoái, ông bị đau cột sống và các bác sĩ đã "lệnh" là không được nằm chõng và... ngồi xe. Nhưng rồi nhiều lúc công việc cứ buộc ông buổi sáng phải ở TP.HCM, buổi trưa có mặt ở Cần Thơ và đêm thì ngủ ở Trà Vinh... nên ông phải mổ đĩa đệm. Nhưng vừa ra viện là ông lại lao vào công việc. Cùng với tướng Phạm Nam Tào, ông chỉ đạo các cục nghiệp vụ và công an các địa phương Bình Dương, Bình Thuận và TP.HCM phối hợp phá nhiều vụ án nổi cộm mà dư luận đã rất quan tâm trong thời gian gần đây.

Ở một hướng khác, bà con nghèo và các gia đình chính sách ở một số xã vùng sâu phía Nam còn thấy ông dẫn đầu các đoàn công tác của Tổng cục Cảnh sát và các nhà hảo tâm lặn lội về xây dựng những căn nhà tình nghĩa và nhà tình thương tặng cho họ. Các em học sinh nghèo thì được "bác Tư Bốn" phát tận tay áo quần đồng phục, tập, bút... Chỉ riêng hai đợt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành công an và 43 năm ngày truyền thống lực lượng cảnh sát mới đây, ông đã đưa đến cho các địa phương thêm gần 70 căn nhà tình nghĩa và khoảng 30 căn nhà tình thương. Đó cũng là một cách để ông giải tỏa phần nào những trăn trở của mình trước hoàn cảnh khó khăn của đồng đội cũ và thân nhân các liệt sĩ công an.

7 nhân vật chính tham gia cuộc giao lưu Thi đua là yêu nước được Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp lúc 8h ngày 5/10 trên VTV1 (dẫn chương trình: Nhà báo Tạ Bích Loan)

1. Chị Nguyễn Thị Ánh, Công ty TNHH Sông Tiền, Tiền Giang, đạt nhiều thành tích trong chế biến xuất khẩu hải sản (144 triệu USD năm 2004)

2. Anh Trần Quang Vũ, Nhà máy Đóng tàu Nam Triệu

3. H'Bliăk Niê, dân tộc Êđê, Chủ tịch xãä Ea Tiên, huyện Krông Ana, Đắk Lắk: đã đưa xã từ chỗ yếu kém với tỷ lệ đói nghèo cao 30%, thu ngân sách không đủ được chỉ tiêu 30 triệu/năm, đến nay, tỷ lệ đói nghèo chỉ còn 10%, thu ngân sách đạt 1,6 tỉ đồng/năm

4. Thượng tá Phạm Minh Thư, Chỉ huy trưởng sân bay Pleiku, Gia Lai không quản ngại nguy hiểm để rà phá bom mìn còn sót lại trên địa bàn mình đang công tác. Từ năm 1992 đến nay, đồng chí đã thu gom, tìm kiếm và xử lý số lượng bom mìn, vật liệu nổ là 17.662 quả.

5. Chị Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm Giáo dục lao động số 2, Hà Nội tổ chức tốt dạy nghề, chữa trị, giáo dục lao động cho gái mại dâm, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ nhiễm HIV bị bỏ rơi. Trung tâm Giáo dục lao động số 2 liên tục được thành phố và Nhà nước khen thưởng.

6. PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Bệnh viện Nhi trung ương

7. Trung tướng Nguyễn Việt Thành, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, người có công trong chiến dịch phá vụ án Năm Cam và đồng bọn. Ông luôn nêu một tấm gương tận tuy, trung thành và liêm khiết.

Ngoài các đại biểu giao lưu trên, VTV sẽ giao lưu với các đại biểu được đông đảo bạn đọc Báo Thanh Niên quan tâm và đã gửi thư, tin nhắn tới các địa chỉ thidua7@vtv.vn và số điện thoại 19001790 trong những ngày qua.

V.K

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.