'Tuyệt chiêu' lập kế hoạch kinh doanh thành công

19/07/2017 14:38 GMT+7

Viết một kế hoạch kinh doanh rõ ràng sẽ giúp bạn phát triển ý tưởng kinh doanh khả thi và nó sẽ chỉ cho bạn con đường dẫn tới thành công.

 
Viết kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thành công Shutterstock
Một kế hoạch kinh doanh tốt cũng có thể được yêu cầu để có được một khoản vay kinh doanh hoặc đầu tư từ những người khác. Nó cũng sẽ giúp bạn xác định các cơ hội và mối đe dọa tiềm ẩn đối với doanh nghiệp của mình. Dĩ nhiên, không phải tất cả mọi thứ sẽ đi theo kế hoạch kinh doanh của bạn, nhưng ít nhất bạn sẽ có một sự khởi đầu vững chắc và định hướng vững chắc cho doanh nghiệp của bạn. Nên kế hoạch kinh doanh của bạn có nên tiếp tục phát triển và tiến triển như thế nào tùy thuộc vào kế hoạch này.
Kế hoạch kinh doanh của bạn nên bao gồm các phần sau:
• Bản tóm tắt điều hành: Dù nó được ưu tiên đặt ở vị trí đầu tiên, nhưng phần này nên được viết cuối cùng, khi bạn đã hoàn thành các phần khác. Nó là một bản tóm tắt toàn bộ kế hoạch kinh doanh của bạn và những gì bạn mong đợi để đạt được.
• Giới thiệu về doanh nghiệp của bạn bao gồm khả năng cá nhân, mục tiêu và tầm nhìn, hướng đi của doanh nghiệp mà bạn mong muốn.
• Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh của bạn: mô tả về các sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp.
• Phân tích SWOT - danh sách các điểm về doanh nghiệp của bạn: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses) và bạn sẽ đối phó với những điểm yếu này như thế nào, những cơ hội (Opportunities) mà doanh nghiệp của bạn sẽ tận dụng và các mối đe dọa (Threats) mà bạn đã xác định, và kế hoạch bạn sẽ xử lý với mối đe dọa này ra sao.
• Dự báo tài chính: dự báo chi tiết về doanh thu và chi phí kinh doanh dự kiến
• Kế hoạch hoạt động: mô tả chi tiết về tất cả các thiết bị và quy trình cần thiết để vận hành kinh doanh trên cơ sở hàng ngày bao gồm số giờ hoạt động và kế hoạch dự phòng trong trường hợp có điều gì đó không ổn.
• Kế hoạch nhân sự: viết mô tả công việc cho nhân viên, số lượng nhân sự mà bạn cần để làm việc với các đối tác và nhà cung cấp.
• Kế hoạch tiếp thị: điều này đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn để chuẩn bị kỹ hơn so với các phần còn lại của báo cáo kinh doanh và phải bao gồm nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu của bạn và cách bạn sẽ tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của bạn như thế nào.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.