Tại Bắc Mỹ, khoảng cách thậm chí còn lớn hơn với 24% điện thoại Android bị lỗi, trong khi số điện thoại iPhone gặp lỗi chỉ 8%. Đáng chú ý, ở châu Á, số lượng bị đảo ngược với 60% iPhone bị lỗi so với 28% của các thiết bị cầm tay.
Điện thoại di động Samsung chiếm 61% điện thoại Android bị lỗi, còn LG đứng ở vị trí tiếp theo với 11%. Trong thực tế, 5 thiết bị Android có tỷ lệ lỗi cao nhất đều thuộc về Samsung, trong đó 6% là Galaxy S7 edge, Galaxy S5 và Galaxy S7, còn Galaxy S7 active và Galaxy Express Prime là 4%. Nhìn chung, 9/10 điện thoại Android có tỷ lệ lỗi cao nhất có thương hiệu Samsung.
Còn với iPhone, sản phẩm gặp lỗi nhiều nhất trong quý 2 là iPhone 6 với tỷ lệ lỗi 26%, còn iPhone 6S và 5S đứng ở vị trí tiếp theo trong danh sách với tỷ lệ lỗi 11%. Sự cố lớn nhất với người dùng iPhone trong quý tương ứng là sự nóng lên của thiết bị (11%), tiếp theo là vấn đề với Wi-Fi (9%), bộ phận thu sóng (6%) và tai nghe (5%). Ở Bắc Mỹ, Wi-Fi là vấn đề hàng đầu trên các mẫu iPhone (15%), tiếp theo là vấn đề dữ liệu di động (7%).
|
Tỷ lệ lỗi ứng dụng trên iOS trong quý 2 là 54%, không chỉ tăng so với tỷ lệ 50% trong quý đầu tiên mà nó còn gấp 5 lần so với tỷ lệ lỗi ứng dụng trên các thiết bị Android trong quý 2 (10%).
Ứng dụng gặp rắc rối nhất trên iOS trong quý 2 là các ứng dụng nhắn tin như Instagram và cả Messenger đều bị lỗi ở tỷ lệ 8%. Pinterest tiếp theo (6%), sau đó thuộc về Facebook và Google đều ở mức 5%. Các ứng dụng phổ biến khác trong danh sách bao gồm Snapchat (4%), WhatsApp (3%) và YouTube (3%).
Các ứng dụng bị lỗi treo trên Android trong quý 2 bao gồm Facebook (12%), Google Play (4%), Messenger (2%) và Weather (2%).
Bình luận (0)