Miura không thể tự hào là người 'khai quật' thêm một ngôi sao tương lai nào cho bóng đá Việt Nam, nhưng ông vẫn có thể ngẩng cao đầu ra đi khi trao cơ hội ra sân cho tất cả những măng non tiềm tàng.
Tuấn Anh từ chỗ gần như không có cơ hội đến Qatar đã bổng chốc tỏa sáng trong màu áo U.23 Việt Nam - Ảnh: Mai Nhung
|
Đã có bao lời chỉ trích và áp lực đối với ông vì không sử dụng Tuấn Anh trong 2 trận đầu gặp U.23 Jordan và Úc. Nhưng, mọi người dường như sớm quên rằng chính tiền vệ HAGL cũng từng thừa nhận "không có cơ hội sang Qatar", đừng nói tới việc ra sân.
Chấn thương đầu gối của Tuấn Anh khiến anh bị hạn chế trong việc tập luyện và chơi bóng cùng đồng đội. Gạt sang yếu tố cảm tính và thích nghi lối chơi, Tuấn Anh đơn giản là chưa đủ thể lực để chơi 2 trận đầu, cho tới khi Miura nhận tín hiệu đèn xanh từ bác sĩ đội tuyển.
Một cầu thủ trẻ khác cũng cần được nhắc tới là Công Phượng. Số 10 của U.23 Việt Nam chơi vật vờ và thiếu khả năng xuyên phá trong 2 trận đầu, và chỉ tỏa sáng ở trận thủ tục với UAE, vì: bản chất trận đấu không còn tính cạnh tranh ban đầu, bởi tâm lý thoải mái, bởi được chơi cùng các đồng đội (quá hiểu nhau) ở HAGL...
U.23 UAE không căng sức ở trận cuối, nhưng 3 bàn thắng ở tư thế lội dòng nước ngược cho thấy sức mạnh đích thực của họ và lý giải vì sao họ giành ngôi đầu bảng D, trước một U.23 Jodan ghi tới 10 bàn vào lưới đối thủ, 0 lần thủng lưới trong quá trình chuẩn bị cho giải đấu, một U.23 Úc có hiệu số 15/1 bàn thắng thua trước khi tới Qatar.
Miura hầu như sẽ ra đi, không cần tới áp lực từ người hâm mộ. Phương pháp của HLV người Nhật Bản cho thấy không phù hợp với thể chất người Việt. Nhưng ở khía cạnh huấn luyện, Miura đáng được ghi nhận ở khả năng "làm" thể lực cho các cầu thủ.
Đừng chỉ nhìn vào những cái đầu gối quấn băng trắng xóa của các cầu thủ mà cho rằng các bài tập của HLV người Nhật Bản là quá tải, thiếu khoa học, gây chấn thương. Hãy nhìn ở khía cạnh, các cầu thủ của chúng ta yếu về thể chất ban đầu, thiếu khoa học trong dinh dưỡng (ăn và uống), sinh hoạt chưa lành mạnh, yếu thể lực, thiếu may mắn... để có thể giải thích hiện tượng chấn thương hàng loạt trước khi vào giải.
Chúng ta từng có một HLV luôn miệng đòi hỏi "Fighting! Fighting - Chiến đấu! Chiến đấu" trên sân tập, đừng nói tới thi đấu - Henrique Calisto. Còn nhớ, khi đội dự tuyển U.23 Việt Nam sang tập huấn tại Vân Nam (Trung Quốc), trong điều kiện tập luyện không khí loãng do độ cao so với mặt nước biển, HLV người Bồ Đào Nha thậm chí còn tăng khối lượng tập cho các cầu thủ, đến nỗi "nhìn thấy cơm mà cũng không buồn nhai, vì mệt", như chính các cầu thủ U.23 ngày đó kể lại khi về nước.
Chấn thương đầu gối của Tuấn Anh khiến anh bị hạn chế trong việc tập luyện và chơi bóng cùng đồng đội. Gạt sang yếu tố cảm tính và thích nghi lối chơi, Tuấn Anh đơn giản là chưa đủ thể lực để chơi 2 trận đầu, cho tới khi Miura nhận tín hiệu đèn xanh từ bác sĩ đội tuyển.
Một cầu thủ trẻ khác cũng cần được nhắc tới là Công Phượng. Số 10 của U.23 Việt Nam chơi vật vờ và thiếu khả năng xuyên phá trong 2 trận đầu, và chỉ tỏa sáng ở trận thủ tục với UAE, vì: bản chất trận đấu không còn tính cạnh tranh ban đầu, bởi tâm lý thoải mái, bởi được chơi cùng các đồng đội (quá hiểu nhau) ở HAGL...
U.23 UAE không căng sức ở trận cuối, nhưng 3 bàn thắng ở tư thế lội dòng nước ngược cho thấy sức mạnh đích thực của họ và lý giải vì sao họ giành ngôi đầu bảng D, trước một U.23 Jodan ghi tới 10 bàn vào lưới đối thủ, 0 lần thủng lưới trong quá trình chuẩn bị cho giải đấu, một U.23 Úc có hiệu số 15/1 bàn thắng thua trước khi tới Qatar.
Miura hầu như sẽ ra đi, không cần tới áp lực từ người hâm mộ. Phương pháp của HLV người Nhật Bản cho thấy không phù hợp với thể chất người Việt. Nhưng ở khía cạnh huấn luyện, Miura đáng được ghi nhận ở khả năng "làm" thể lực cho các cầu thủ.
Đừng chỉ nhìn vào những cái đầu gối quấn băng trắng xóa của các cầu thủ mà cho rằng các bài tập của HLV người Nhật Bản là quá tải, thiếu khoa học, gây chấn thương. Hãy nhìn ở khía cạnh, các cầu thủ của chúng ta yếu về thể chất ban đầu, thiếu khoa học trong dinh dưỡng (ăn và uống), sinh hoạt chưa lành mạnh, yếu thể lực, thiếu may mắn... để có thể giải thích hiện tượng chấn thương hàng loạt trước khi vào giải.
Chúng ta từng có một HLV luôn miệng đòi hỏi "Fighting! Fighting - Chiến đấu! Chiến đấu" trên sân tập, đừng nói tới thi đấu - Henrique Calisto. Còn nhớ, khi đội dự tuyển U.23 Việt Nam sang tập huấn tại Vân Nam (Trung Quốc), trong điều kiện tập luyện không khí loãng do độ cao so với mặt nước biển, HLV người Bồ Đào Nha thậm chí còn tăng khối lượng tập cho các cầu thủ, đến nỗi "nhìn thấy cơm mà cũng không buồn nhai, vì mệt", như chính các cầu thủ U.23 ngày đó kể lại khi về nước.
HLV Miura (thừ 2 từ bên phải) hầu như hết bài với bóng đá Việt Nam - Ảnh: Mai Nhung
|
Trong khi U.23 Úc thi đấu với những U.23 HongKong, Đài Loan, Myanmar và các CLB trong nước để chuẩn bị, U.23 Jordan gặp U.23 Oman, Pakistan, Iraq, Kuwait và Kyrgyzstan; U.23 UAE tiếp đón U.23 Oman, Saudi Arabia, Srilanka, Tajikistan, Yemen và Úc; chúng ta thi đấu với ai?
So sánh vậy để dễ nhận thấy sự khác biệt, mức độ nghiêm túc trong quá trình chuẩn bị giải của U.23 Việt Nam đối với sự kiện "lần đầu tiên giành vé và tham dự một giải đấu cấp châu lục" của VFF.
Chính cái sự "không phải là không đoàn kết mà là đoàn kết chưa cao" giữa nội bộ các vị phó chủ tịch VFF và một ông chủ tịch VFF ốm yếu không thể cáng đáng công việc mới là nguyên nhân chủ chốt dẫn tới 3 trận thua liên tiếp, ghi 3 bàn và thủng lưới 8 bàn ở vòng bảng U.23 châu Á.
Miura có ra đi thì cũng là chuyện đã rồi. Nhưng như một câu nói nổi tiếng trong làng cầu thủ Việt, rằng "các bác 'đánh' nhau xong chưa, để chúng cháu đá", nếu nội bộ cao tầng lãnh đạo VFF không ổn định, có là Jose Mourinho, có bê nguyên dàn cầu thủ HAGL vào U.23, bóng đá Việt Nam vẫn sẽ chào thua ở... SEA Games sắp tới.
Bình luận (0)