The Guardian ngày 15.5 đưa tin các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Thịnh vượng chung (CSIRO) của Úc đã xác nhận vị trí của con tàu MV Blythe Star, gần 50 năm sau khi nó chìm ngoài khơi bờ biển Tasmania.
Các nhà nghiên cứu từ CSIRO và Đại học Tasmania đã phát hiện ra xác tàu MV Blythe Star cách mũi Tây Nam của Tasmania khoảng 10,5 km về phía tây khi đang nghiên cứu một trận lở đất dưới biển. Họ đã sử dụng dữ liệu bản đồ và hình ảnh video để xác nhận đó là MV Blythe Star.
Xác tàu bị tảo và rong biển bao phủ, đuôi tàu bị hư hỏng và buồng lái biến mất. Trong các đoạn phim, tôm hùm đất, cá và hải cẩu đã bơi xung quanh xác tàu.
CSIRO cho biết họ vui mừng xác nhận nơi "an nghỉ cuối cùng" của con tàu, khép lại bí ẩn 50 năm.
Vào ngày 13.10.1973 khi đang thực hiện một chuyến đi thường lệ từ thành phố Hobart, thủ phủ bang Tasmania đến Đảo King, con tàu bắt đầu nghiêng sang mạn phải và lật úp.
10 thành viên thủy thủ đoàn đã leo lên một chiếc bè cứu sinh bơm hơi và trải qua 9 ngày lênh đênh trên biển trong thời tiết xấu trước khi vào bờ. Một người đã chết trên biển, 9 người còn lại đã cố gắng đi bộ từ nơi họ cập bờ ở Vịnh Deep Glen trên Bán đảo Forestier, nằm ở phía đông nam Tasmania ra ngoài. Trong quá trình đó, 2 thủy thủ đã chết do kiệt sức và hạ thân nhiệt.
Bất ngờ về xác tàu đắm ở độ sâu nhất thế giới: "vắn số" nhưng hào hùng
Nhóm thủy thủ không được giải cứu cho đến ngày 26.10.1973, gần hai tuần sau vụ đắm tàu. Một nhóm nhỏ những người sống sót đã bước ra ngoài và cắm cờ trên một con đường để ra hiệu cho những chiếc ô tô chạy ngang.
Mặc dù Úc đã triển khai tìm kiếm, họ không tìm thấy dấu vết nào của con tàu MV Blythe Star trong nhiều thập niên.
Thảm kịch đã khiến Úc phải thực hiện các thay đổi quan trọng trong luật hàng hải, bao gồm cả việc đưa vào hệ thống báo cáo vị trí, giúp cải thiện đáng kể mức độ an toàn trên biển.
Bình luận (0)