‘Ukraine từ bỏ quy chế không liên kết là phản tác dụng’

24/12/2014 10:41 GMT+7

(TNO) Việc Ukraine từ bỏ quy chế chính trị và quân sự trung lập là bước đi phản tăng dụng và chỉ làm gia tăng căng thẳng tại miền đông nước này, theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

(TNO) Việc Ukraine từ bỏ quy chế chính trị và quân sự trung lập là bước đi phản tăng dụng và chỉ làm gia tăng căng thẳng tại miền đông nước này, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 23.12 cho rằng, việc Ukraine từ bỏ quy chế không liên kết là bước đi phản tác dụng và chỉ làm tình hình thêm căng thẳng tại khu vực miền đông nước này.
Trước đó cùng ngày, với 303/357 phiếu ủng hộ, Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ nội dung dự luật số 1014-3 “Về thay đổi một số luật Ukraine liên quan tới việc nước này từ bỏ chính sách không liên kết” ngay trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Dự luật này mở đường cho khả năng có thể gia nhập các liên minh quân sự như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) trong tương lai.
Trước động thái này của Ukraine, Ngoại trưởng Nga khẳng định: “Dự luật này tạo ra một ảo tưởng rằng nhờ vào nó, hay việc bãi bỏ quy chế “không liên kết” và hướng tới NATO, các nhà chính trị Ukraine đã đi đúng hướng và cuộc khủng hoảng sâu sắc của Ukraine có thể được giải quyết”, theo Reuters.
Theo ông Lavrov, con đường mang tính xây dựng và ý nghĩa hơn nhiều là "bắt đầu đối thoại với chính bộ phận người dân Ukraine, vốn đã bị lãng quên hoàn toàn kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính", theo Itar-Tass.
Tổng thống Ukraine Porosenko - Ảnh: Reuters
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Ukraine không còn con đường nào ngoài việc cải cách hiến pháp với sự tham gia của tất cả các khu vực, cùng các lực lượng chính trị ở nước này, theo Itar-Tass.

Dự luật nói trên do Tổng thống Ukraine Porosenko đề xuất, nhằm quay lại đường lối xích lại gần NATO và tăng cường vị thế của Ukraine trong các vấn đề quốc phòng và an ninh. Chính phủ Ukraine đã tỏ rõ ý muốn ra nhập NATO từ hồi tháng 8. Trong khi đó, Nga coi đề xuất này là thiếu thiện chí.
Về phía NATO, phát ngôn viên tổ chức này tại Brussel cho biết: “Chúng tôi mở rộng cửa và Ukraine sẽ là thành viên của NATO nếu có yêu cầu, đáp ứng các tiêu chuẩn và tuân thủ các nguyên tắc cần thiết, theo Reuters.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.