Nhờ sự phát triển của y học hiện đại kết hợp với công nghệ, các nhà khoa học đã tìm ra cách đọc “ngôn ngữ” gene người, giúp sàng lọc sớm nhiều căn bệnh hiểm nghèo, bệnh di truyền.
Công nghệ giải trình tự gene giúp sàng lọc bệnh di truyền
Ung thư đang là cơn ác mộng đối với nhiều người Việt khi số lượng người mắc bệnh không ngừng gia tăng qua các năm. Theo thống kê của Globocan vào năm 2020, Việt Nam có khoảng 182.563 ca ung thư mới và khoảng 122.690 ca tử vong do ung thư.
Ung thư là cơn ác mộng đối với nhiều người Việt Nam |
Phần lớn bệnh nhân qua đời do phát hiện ung thư khi đã ở giai đoạn cuối, khiến chi phí điều trị đắt đỏ và không hiệu quả. Thậm chí, nhiều người Việt Nam lầm tưởng ung thư đồng nghĩa với án tử. Nhưng thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định 30-50% trường hợp ung thư có thể điều trị nếu phát hiện kịp thời, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tập thể dục, tránh xa rượu bia, thuốc lá.
Muốn chủ động phòng tránh ung thư, việc sàng lọc sớm căn bệnh này là điều hết sức cần thiết. Hiện nay, các giải pháp sàng lọc ung thư sớm đang ngày càng dễ tiếp cận với mức giá hợp lý, cách lấy mẫu không xâm lấn, được kỳ vọng tạo nên đột phá trong cuộc chiến phòng chống ung thư.
Chuyên gia tư vấn di truyền tại Genetica cho biết, yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến 20-30% các vấn đề sức khỏe. Khoảng 6.000 bệnh đơn gene có thể được phát hiện thông qua việc giải trình tự vùng gene gây bệnh. Một số bệnh có khả năng di truyền cao gồm tự kỷ, đột quỵ, tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, các bệnh ung thư, thậm chí một số loại dị ứng,…
Tại Việt Nam, Genetica là công ty tiên phong trong việc phát triển công nghệ giải mã gene. Genetica cung cấp các gói dịch vụ sàng lọc ung thư di truyền đánh giá nguy cơ 20 loại ung thư di truyền như vú, cổ tử cung, phổi,... Hiểu rõ bộ gene giúp chúng ta đánh giá chính xác nguy cơ của bản thân và đưa ra những kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Lưu trữ dữ liệu gene trên blockchain
Việc lưu trữ, bảo mật dữ liệu của bệnh nhân đang là vấn đề rất được quan tâm trong ngành y tế. Với Blockchain, mỗi người đều có thể nắm giữ thông tin bệnh án, lịch sử khám bệnh của mình và toàn quyền quyết định ai có thể truy cập những thông tin đó của mình.
Dữ liệu gene cũng có thể được lưu trữ trên blockchain. Sử dụng nền tảng của Oasis Labs, Genetica trao quyền kiểm soát dữ liệu gene cho người dùng một cách toàn diện, minh bạch và cung cấp kết quả giải mã gene dưới dạng NFT.
Có thể phát hiện sớm nhiều căn bệnh di truyền nhờ xét nghiệm gene |
Genetica được phát triển bởi nhóm startup người Việt, trong đó đứng đầu là Nhà sáng lập - Tiến sĩ Cao Anh Tuấn – cựu nhân viên của Google. Đặc biệt, Tiến sĩ Bùi Thanh Duyên, đồng sáng lập Genetica có 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu ung thư. Hiện TS. Bùi Thanh Duyên đang nghiên cứu cơ chế phát sinh của bệnh ung thư, nghiên cứu (sau tiến sĩ) chuyên sâu về cơ chế gene tại Trường Đại học California (San Francisco, Mỹ).
Hướng đến xây dựng bản đồ gene bằng việc kết hợp trí tuệ nhân tạo vào giải mã gene, TS. Cao Anh Tuấn cùng đội ngũ Genetica kỳ vọng sẽ mở khóa và kích hoạt sức mạnh bộ gene của người Việt.
Bình luận (0)