Tín hiệu vui
Quản lý công dân bằng mã số là việc mà các nước tiên tiến đã làm từ rất lâu. Ở Việt Nam, mỗi khi xảy ra chuyện lùm xùm chung quanh chứng minh nhân dân, hộ khẩu…rất nhiều công dân đã kiến nghị cần quản lý công dân bằng mã số nhưng mãi đến nay đề án này mới được quyết liệt triển khai. Dù muộn nhưng đó cũng là một tín hiệu vui cho người dân. Nếu đề án này được thực hiện tốt thì công dân và nhà nước đều khỏe, đỡ tốn công sức, tiền của rất rất nhiều.
Ngọc Duyên
(duyenngo@yahoo.com)
Cần dự trù
Tại sao mã số công dân chỉ có 12 số mà không phải là 15 hoặc nhiều hơn nữa. Chúng ta cần dự trù con số cho đến vài chục, thậm chí cả hàng trăm năm sau. Đừng để đến một lúc nào đó, số tỉnh thành tăng lên, lượng công dân cũng tăng nhưng con số cấp mã số cho công dân thì hạn chế. Chúng ta cần chủ động với các con số.
Ngo Dinh
(nguoidua@gmail.com)
Để tránh tiêu cực
Nếu đề án này thành hiện thực thì khi cấp mã số cho công dân, phải quy định cấp số thứ tự từ nhỏ đến thấp, liên tiếp, tránh tình trạng tranh giành, mua bán mã số đẹp 9 nút, số tứ quý, số thần tài... theo quan niệm hiện nay như trong việc lấy số xe, số nhà... Từ đó dễ xảy ra tiêu cực.
Bảo mật thông tin
Tại sao trong một đất nước mà 2 bộ có 2 đề án như nhau mà cũng được duyệt? Theo thiển ý cá nhân tôi, việc cấp mã số công dân do Bộ Công an chủ trì, thực hiện là hoàn toàn hợp lý. Lý lịch của công dân sẽ theo mã số này đến hết cuộc đời họ. Vì vậy, chỉ có cơ quan công an mới được phép truy cập được toàn bộ thông tin của một công dân, các cơ quan khác, chỉ được truy cập phần thông tin của công dân phù hợp với lĩnh vực đó. Ví dụ, cơ quan y tế chỉ được phép xem lý lịch trích ngang, họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, địa chỉ, tiền sử bệnh (nếu có) chứ không được phép truy cập phần thông tin về quan hệ gia đình, tiền án tiền sự…
Thanh Đông |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Mã số chứng minh nhân dân sẽ là mã số công dân
>> Đề xuất cấp mã số công dân
>> Mã số công dân
Bình luận (0)