Hầu hết các thiên hà đều được cho là các cấu trúc sao khổng lồ với số lượng thành viên phải hàng triệu hoặc hàng tỉ ngôi sao.
Tuy nhiên, thiên hà lùn Segue 1, cách Trái đất 75.000 năm ánh sáng, đã khiến các nhà vật lý học thiên thể đau đầu vì quy mô quá khiêm tốn của mình.
Nó chỉ chứa vài trăm ngôi sao và không hề sản sinh sao mới trong hơn 13 tỉ năm, yếu tố cho thấy đây có thể là hóa thạch tàn dư từ thời vũ trụ còn sơ khai, theo Space.com.
Nhóm chuyên gia dẫn đầu bởi Anna Frebel của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã công bố kết quả phân tích dữ liệu được thu thập từ Kính thiên văn Magellan thuộc Đài Quan sát Las Campanas ở Chike và Đài thiên văn Keck ở Hawaii.
Tình trạng “tịt ngòi” của Segue 1 có thể xảy ra trong giai đoạn gọi là “kỷ nguyên tái ion hóa” cách đây 13,2 tỉ năm, giai đoạn mà bất kỳ thiên hà nào cũng mất đi khả năng “đẻ” sao.
Dự kiến, hiện có khoảng 200 thiên hà giống như Segue 1 xung quanh chúng ta.
Hạo Nhiên
>> Thiên hà cổ nhất vũ trụ ?
>> Tái tạo bức xạ Big Bang
>> Thí nghiệm tái tạo Big Bang
Bình luận (0)