Uống quá nhiều nước có đường, lợi - hại ra sao?

Ngọc Lam
Ngọc Lam
11/08/2018 08:02 GMT+7

Tiêu thụ một lượng lớn đồ uống có đường, cũng như uống nó lúc bụng đói, có thể liên quan đến các vấn đề không chỉ ở gan, theo một nghiên cứu được báo cáo trên tạp chí Cell Metabolism.

Theo naturalnews, các nhà khoa học tại Đại học Princeton (Mỹ) tiết lộ rằng thực phẩm và đồ uống có chứa lượng đường cao - đặc biệt là fructose - chủ yếu được xử lý trong ruột non, phần còn lại tràn vào gan và ruột kết khi ruột non bị quá tải.

Nghiên cứu này thêm một bằng chứng về tác hại của tiêu thụ đường quá mức.
Các nghiên cứu trước đây đã xác định tiêu thụ quá nhiều fructose trong chế độ ăn uống từ sucrose và sirô ngô fructose cao - chất làm ngọt phổ biến được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm, như một yếu tố nguy cơ đáng kể cho bệnh béo phì và bệnh tiểu đường loại 2.
Đặc biệt, nó thúc đẩy rối loạn chức năng trao đổi chất - tình trạng cơ thể không thể xử lý glucose hiệu quả hoặc khi các tế bào không đáp ứng với insulin, theo naturalnews.
Ngoài ra, ảnh hưởng của fructose lên gan cũng được ghi nhận rõ. Khi fructose được đưa vào gan, nó trải qua một quá trình được gọi là lipogenesis để chuyển đổi fructose thành chất béo. Vấn đề bắt đầu khi gan bị quá tải với fructose: Nó khiến giọt chất béo nhỏ tích tụ trong các tế bào gan. Một khi nó tích lũy sẽ trở thành một tình trạng được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gan ở Mỹ, theo naturalnews.
Theo các nhà nghiên cứu, vấn đề xảy ra là khi cơ thể được tiếp xúc với mức độ fructose cao bất thường, chẳng hạn như những thực phẩm như nước uống có ga hoặc nước ép trái cây đóng chai có đường.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.