Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 178/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao.
Đường sắt tốc độ cao shinkansen của Nhật Bản
T.N
Theo đó, về hoàn thiện thể chế, chính sách, từ năm 2024 - 2026, Chính phủ giao Bộ GTVT chủ trì rà soát, sửa đổi bổ sung luật Đường sắt và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Bộ KH-ĐT chủ trì rà soát, sửa đổi bổ sung luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư để thu hút đầu tư.
Từ năm 2023 - 2025, Bộ Tài chính chủ trì ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước để phát triển KH-CN đường sắt. Bộ KH-CN chủ trì xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH-CN trong lĩnh vực đường sắt.
Về hoàn thiện quy hoạch đường sắt và các quy hoạch có liên quan, Bộ KH-ĐT chủ trì lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng đồng bộ với Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chính phủ cũng giao UBND các tỉnh, thành phố chủ trì lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch tỉnh đồng bộ với Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ VH-TT-DL chủ trì hoàn thiện quy hoạch hệ thống du lịch gắn kết với Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Từ 2025 - 2045, Bộ KH-ĐT được giao chủ trì ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm để đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt, đặc biệt là đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Từ năm 2025 - 2045, Bộ Tài chính ưu tiên tăng phân bổ ngân sách nhà nước bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt; ưu tiên bố trí nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi để đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt.
Ngoài ra, từ năm 2023 - 2045, Bộ GTVT kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt, dịch vụ hỗ trợ vận tải; tham gia đầu tư, kinh doanh phương tiện vận tải, các công trình hỗ trợ cho hoạt động vận tải...
Theo danh mục dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường sắt cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 49-KL/TW, chiều dài đường sắt hiện có là 2.440 km, đường sắt xây dựng mới có chiều dài 2.417 km, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài 1.545 km...
Bình luận (1)
Phải nhanh chóng tập trung các nguồn lực , dừng lại các dự án chưa cần thiết để xây dựng ngay 2 tuyến đường sắt cao tốc , vận tốc 350 Km/ giờ : 1/ Tuyến đường sắt cao tốc VEN BIỂN VIỆT NAM . Từ Móng Cái- Hải Phòng Hà Tỉnh - Đà Nẵng - Nha Trang - Phan Thiết - Vũng Tàu - CẢNG TRUNG CHUYỂN LẤN BIỂN CẦN GIỜ - Vàm Láng ( Gò Công -Tiền Giang)- Bến Tre - Trà Vinh - Cảng Biển Trần Đề - Cà Mau- Rạch Giá - Hà Tiên. Cự ly 2.700 Km . 2/ Tuyến đường sắt cao tốc nối BỜ TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG ( Cảng trung chuyển lấn biển CẦN GIỜ VIET NAM ) và Bờ Đông ĐẠI TÂY DƯƠNG ( Cảng LA HAVRE PHÁP) . Cự ly 11.000 Km qua các Thủ Đô các nước lớn như : Cảng CẦN GIỜ - Thủ đô Nông Pênh - Thủ đô Bangkok - Thủ đô Naypyidaw ( Myanmar) - thủ Đô Dahka ( Bangladesnh)- Thủ đô Newdehli - Thủ đô Tehran -Thủ đô Sofia ( Bulgaria- Thủ đô Belograd ( Serbia) - Thủ đô Paris - Cảng LAVRE . Chưa kể có thể kết nối với một số thủ đô như CAIRO - KATHMANDU- ISLAMABAD... Hàng hóa các nước ngoài khơi Thái Bình Dương như HÀN QUỐC , NHẬT BẢN - Bờ Tây nước Mỹ có thể trung chuyển vào Thượng Hải , từ Đài Loan vào Hải Phòng ,từ Úc , Philippin ,Indonesia vào Cần Giờ. Từ đây đi khắp thế giới và ngược lại