(TNO) V-League càng về cuối càng xuất hiện nhiều trận đấu căng thẳng và nhạy cảm mà nếu bản lĩnh, 'vua sân cỏ' - trọng tài dễ dàng bị các đội trút lên đầu mọi lỗi lầm.
Hầu như ở vòng đấu nào ở V-League 2015, trọng tài cũng bị các đội bóng than phiền về cách cầm còi - Ảnh: Minh Tú
|
Trưởng ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi thừa nhận VPF (Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam - Ban tổ chức giải) sắp tới sẽ mời các trọng tài ngoại sang cầm còi ở V-League không phải vì “vua” ngoại giỏi hơn mà chủ yếu để giải quyết khâu tâm lý cho các CLB lẫn trọng tài nội.
Ông Mùi khẳng định đã làm trọng tài thì khó tránh khỏi sai sót và may là trong các vòng đấu vừa qua, sai lầm của trọng tài không ảnh hưởng hoặc làm thay đổi cục diện trận đấu.
Từ mùa giải năm ngoái, VPF đã mời một số trọng tài Nhật Bản, Thái Lan điều khiển các trận đấu “khó” ở V-League hay trận tranh play off cuối mùa.
Gọi là khó vì căn bệnh không thể chữa của nhiều đội bóng hay tìm cách bắt nạt “vua” nhằm đổ tội nằm ngoài chuyên môn và che đậy sự yếu kém của mình.
Đã từng có thời kỳ trọng tài trong nước theo dây này, dây kia làm khó đội này, đội khác và thậm chí là dựa vào tính chất, kết quả trận đấu để đánh quả kiếm tiền bất chính.
Có nhiều trọng tài dính vòng tù tội đã làm xói mòn niềm tin của người trong cuộc và giới hâm mộ. Cho nên “vua” nội thường dễ bị các đội hoặc khán giả làm phiền hơn bởi nỗi ám ảnh từ quá khứ với suy nghĩ ăn tiền để thổi tiếng còi méo.
Ngoài ra, việc đưa các trọng tài trẻ chưa trải nghiệm nhiều ở V-League lại bắt những trận cầu khó khiến họ run tay dễ dẫn đến sai lầm.
V-League đến thời điểm này chưa có đội nào đâm đơn kiện trọng tài do vướng phải luật bảo vệ “vua” với nhiều quy định không khiếu nại về lỗi nhận định.
Hơn nữa, trọng tài có sai lầm hay không cũng có một loại “áo giáp” bất khả xâm phạm khi những người xem băng ghi hình soi lỗi trọng tài không phải một ban độc lập mà chính là Ban trọng tài nên “con hát kiểu gì cha mẹ cũng khen hay”.
Điều này dẫn đến việc nghi ngờ tính khách quan của Ban trọng tài đến nỗi bầu Đức từng buột miệng HAGL đang bị trọng tài… đánh hội đồng.
Chính vì thế, VPF có sáng kiến mời trọng tài ngoại để tránh áp lực cho đồng nghiệp nội và làm tăng sự trong sáng của của chơi, không phải vì trình độ trọng tài nội kém ngoại.
Trong khi đó, cũng có nhiều cầu thủ, CLB tát nước theo mưa đổ vấy cho nguyên nhân thua cuộc hay bị thua bàn do trọng tài. Sự phản ứng của họ như một kiểu định hướng dư luận chẳng khác gì một mồi lửa dễ lây lan đến khán giả quá khích có khi còn đòi hành hung trọng tài.
V-League càng về cuối thì “vua sân cỏ” Việt Nam càng gánh chịu nhiều sức ép. Hầu như ở vòng đấu nào, trọng tài cũng bị các đội bóng than phiền về cách cầm còi thiên vị và thậm chí HLV Lê Huỳnh Đức còn khuyên trọng tài… đổi nghề khác.
Đây là lúc các trọng tài cần hết sức tỉnh táo để tránh cái bẫy của các đội giăng ra, mà từng có người thân bại danh liệt buộc phải treo còi.
Ông Mùi khẳng định đã làm trọng tài thì khó tránh khỏi sai sót và may là trong các vòng đấu vừa qua, sai lầm của trọng tài không ảnh hưởng hoặc làm thay đổi cục diện trận đấu.
Từ mùa giải năm ngoái, VPF đã mời một số trọng tài Nhật Bản, Thái Lan điều khiển các trận đấu “khó” ở V-League hay trận tranh play off cuối mùa.
Gọi là khó vì căn bệnh không thể chữa của nhiều đội bóng hay tìm cách bắt nạt “vua” nhằm đổ tội nằm ngoài chuyên môn và che đậy sự yếu kém của mình.
Đã từng có thời kỳ trọng tài trong nước theo dây này, dây kia làm khó đội này, đội khác và thậm chí là dựa vào tính chất, kết quả trận đấu để đánh quả kiếm tiền bất chính.
Có nhiều trọng tài dính vòng tù tội đã làm xói mòn niềm tin của người trong cuộc và giới hâm mộ. Cho nên “vua” nội thường dễ bị các đội hoặc khán giả làm phiền hơn bởi nỗi ám ảnh từ quá khứ với suy nghĩ ăn tiền để thổi tiếng còi méo.
Ngoài ra, việc đưa các trọng tài trẻ chưa trải nghiệm nhiều ở V-League lại bắt những trận cầu khó khiến họ run tay dễ dẫn đến sai lầm.
V-League đến thời điểm này chưa có đội nào đâm đơn kiện trọng tài do vướng phải luật bảo vệ “vua” với nhiều quy định không khiếu nại về lỗi nhận định.
Hơn nữa, trọng tài có sai lầm hay không cũng có một loại “áo giáp” bất khả xâm phạm khi những người xem băng ghi hình soi lỗi trọng tài không phải một ban độc lập mà chính là Ban trọng tài nên “con hát kiểu gì cha mẹ cũng khen hay”.
Điều này dẫn đến việc nghi ngờ tính khách quan của Ban trọng tài đến nỗi bầu Đức từng buột miệng HAGL đang bị trọng tài… đánh hội đồng.
Chính vì thế, VPF có sáng kiến mời trọng tài ngoại để tránh áp lực cho đồng nghiệp nội và làm tăng sự trong sáng của của chơi, không phải vì trình độ trọng tài nội kém ngoại.
Trong khi đó, cũng có nhiều cầu thủ, CLB tát nước theo mưa đổ vấy cho nguyên nhân thua cuộc hay bị thua bàn do trọng tài. Sự phản ứng của họ như một kiểu định hướng dư luận chẳng khác gì một mồi lửa dễ lây lan đến khán giả quá khích có khi còn đòi hành hung trọng tài.
V-League càng về cuối thì “vua sân cỏ” Việt Nam càng gánh chịu nhiều sức ép. Hầu như ở vòng đấu nào, trọng tài cũng bị các đội bóng than phiền về cách cầm còi thiên vị và thậm chí HLV Lê Huỳnh Đức còn khuyên trọng tài… đổi nghề khác.
Đây là lúc các trọng tài cần hết sức tỉnh táo để tránh cái bẫy của các đội giăng ra, mà từng có người thân bại danh liệt buộc phải treo còi.
Bình luận (0)