Các công nhân đã sử dụng “công nghệ vá” có một không hai là dùng màn tuyn bọc lấy nêm gỗ rồi nhét vào các lỗ thủng trên thân đập cao su.
Các công nhân dùng màn tuyn bọc quanh các nêm gỗ để... nhét vào các lỗ rò trên thân đập - Ảnh: Nguyễn Phúc |
Câu chuyện thật như đùa, pha chút... rùng rợn trên đang xảy ra tại công trình đập cao su - nâng tràn đầu mối Nam Thạch Hãn (Quảng Trị). Chỉ cần nghĩ đến hậu quả nếu con đập này bục ra cũng đủ khiến nhiều người rùng mình.
Được biết, con đập này được lắp đặt vào năm 2000, dài hơn 130 m, khi được bơm căng có thể trữ tối đa 10 triệu m3 nước, đảm bảo tưới tiêu cho hơn 10.000 ha lúa của đồng bằng Triệu Hải, 200 ha nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng gần 86.000 người.
Đập cao su này có thời hạn sử dụng là 10 năm, nhưng đến nay đã bước sang năm thứ 16....
Nhiều lỗ thủng xuất hiện trên thân đập cao su Nam Thạch Hãn - Ảnh: Nguyễn Phúc
Nhiều mảng cao su đã bong tróc - Ảnh: Nguyễn Phúc
|
Hiện con đập đã xuống cấp rất trầm trọng, trên thân đập có hàng chục lỗ thủng lớn nhỏ và những mảng cao su bong tróc. Theo một số công nhân đang làm nhiệm vụ vận hành đập thì họ vá hết chỗ này thì lại lòi ra chỗ khác.
Vì không có loại keo chuyên dụng để vá nên các công nhân đã sử dụng “công nghệ vá” có một không hai là sử dụng màn tuyn bọc các nêm gỗ rồi nhét vào các lỗ thủng.
Các công nhân dùng màn tuyn bọc lấy các nêm gỗ để... vá đập - Ảnh: Nguyễn Phúc
|
Ông Nguyễn Duy Thông, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị, cho biết: “Đập đã lão hóa đến mức độ nghiêm trọng nhưng phía công ty không đủ kinh phí để sửa chữa. Chúng tôi đã trình lên cấp trên để tìm nguồn vốn để khắc phục tình trạng này”.
Không ai biết hậu quả sẽ ra sao khi vào mùa mưa lũ tới, đập bị vỡ và cả chục triệu m3 nước đổ xuống vùng hạ lưu - Ảnh: Nguyễn Phúc
|
Những biện pháp khắc phục như trên là hết sức tạm bợ. Đập cao su này đã thực sự không an toàn. Không ai biết hậu quả sẽ ra sao khi vào mùa mưa lũ tới, đập bị vỡ và hàng triệu m3 nước đổ xuống vùng hạ lưu.
Bình luận (0)