Vạ lây và gây vạ

30/06/2015 10:30 GMT+7

Cuộc tranh luận sôi động tại châu Âu về tương lai của Hy Lạp khiến sự quan tâm chung không tập trung vào chính EU.

Cuộc tranh luận sôi động tại châu Âu về tương lai của Hy Lạp khiến sự quan tâm chung không tập trung vào chính EU.

>> Hy Lạp, EU đưa nhau vào chân tường

EU cùng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã dồn chính phủ Hy Lạp vào chân tường - Ảnh minh họa: Reuters
Cảm nhận khá phổ biến là EU bị vạ lây bởi Hy Lạp, nhưng thực tế là chính EU góp phần lớn gây nên vạ cho mình.
Với việc bám giữ đến mức xơ cứng và giáo điều vào triết lý đối phó khủng hoảng tài chính là tiết kiệm chi tiêu bằng mọi giá và chỉ được cứu trợ khi triệt để thực hiện cải cách áp đặt, EU cùng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã dồn chính phủ Hy Lạp vào chân tường. EU thừa biết chính phủ Hy Lạp lên nắm quyền nhờ cam kết tranh cử là không chấp nhận những điều kiện áp đặt về chi tiêu và cải cách. EU bị vạ lây bởi Hy Lạp nhưng nước này là thành viên EU và sử dụng đồng euro.
Bây giờ, Hy Lạp đến nông nỗi này và hành xử như thế khiến EU mất thể diện, tổn hại uy danh và gây nguy hiểm cho đồng euro.
Thế giới bên ngoài sẽ thấy EU có tiềm lực kinh tế - tài chính to lớn như vậy mà không cứu được thành viên. Liên minh kinh tế - tiền tệ của EU phát triển đến như thế mà vẫn không ngăn ngừa được nguy cơ có thành viên vỡ nợ và sự tồn tại của đồng tiền chung bị đe dọa thực sự.
Tức là có không ít bất cập trong tổ chức thể chế, không ít sai lầm trong định hướng chính sách và không ít yếu kém trong cơ chế hoạt động của EU. Với thực trạng như thế, EU làm sao có thể đảm đương vai trò chính trị an ninh thế giới và mô hình hợp tác, liên kết của khối làm sao có thể là khuôn mẫu cho bên ngoài.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.