Biểu hiện gien, chỉ tình trạng thông tin lưu trữ trên ADN được chuyển thành các mệnh lệnh để tạo thành các protein hoặc các phân tử khác, trên thực tế vẫn gia tăng trong một số trường hợp chết lâm sàng, theo báo cáo đăng trên chuyên san Open Biology.
tin liên quan
Sự sống sau cái chết ?Nghiên cứu mới của các chuyên gia Mỹ đã tiết lộ sự thật bất ngờ đằng sau hoạt động của những gien kể từ thời điểm sự sống bị rút khỏi cơ thể.
Tế bào khác nhau có quãng đời khác nhau
“Không phải mọi tế bào đều chết khi một sinh vật chấm dứt sự sống”, theo tác giả nghiên cứu trên - Giáo sư Peter Noble của Đại học Washington (Mỹ). Ông cho biết mỗi dạng tế bào khác nhau có quãng đời không giống nhau, cũng như khác biệt trong vòng thế hệ và khả năng phục hồi trước áp lực đè nặng từ stress. “Kết quả nghiên cứu cho thấy một số tế bào dường như vẫn nỗ lực tìm cách sống sót sau khi sinh vật qua đời, đặc biệt là tế bào gốc”, Giáo sư Noble cho biết.
Đội ngũ các chuyên gia quốc tế, do tiến sĩ Alex Pozhitkov thuộc Đại học Washington dẫn đầu, đã rút ra kết quả trên khi nghiên cứu cá ngựa vằn và chuột, nhưng họ cho rằng hiện tượng này xuất hiện ở mọi loài, bao gồm con người. Quá trình sao chép gien, công đoạn đầu tiên của biểu hiện gien, khi một mẩu ADN được sao chép thành ARN (có liên quan đến stress, miễn dịch, viêm nhiễm, ung thư và các yếu tố khác), tăng cường hoạt động sau khi chết. Và quá trình này có thể xảy ra trong vòng vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau đó. Thú vị hơn là công đoạn sao chép gien liên quan đến tế bào gốc cũng gia tăng. Giống như thể, về cơ bản, các phần của cơ thể sinh vật đang quay ngược thời gian, thể hiện những đặc điểm tế bào liên quan đến công đoạn đầu tiên của quá trình phát triển cơ thể.
tin liên quan
Quyền được chết của... con người!Đầu tháng 6.2016, Hạ viện Canada đã thông qua luật Trợ tử - viết tắt là C14, do chính phủ Canada dự thảo. Bộ luật mới này chỉ còn đợi toàn quyền Canada phê chuẩn là sẽ có hiệu lực thi hành trên toàn quốc.
Thời khắc nhập nhoạng
Các nhà nghiên cứu đã xác định cơ chế gọi là “tắt từng bước” sau khi chết, khi mà một số hoạt động sao chép gien bị giảm bớt, trong khi các phần khác trở nên năng nổ hơn. Trong khi vẫn chưa xác định được từng bước cụ thể, nhóm chuyên gia cho rằng quy trình này không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên. “Tử vong là quá trình phụ thuộc vào thời gian”, Giáo sư Noble lưu ý. Các chuyên gia gọi khung cửa sổ thời gian “giữa thời điểm tử vong và khởi động quá trình phân hủy” là “thời khắc nhập nhoạng sau khi chết”, giai đoạn diễn ra các biểu hiện gien và không phải tế bào nào cũng tử vong.
Trong nhiều năm, giới khoa học lưu ý các trường hợp người tiếp nhận nội tạng hiến, như gan, thường đối mặt với nguy cơ tăng cao mắc ung thư một khi phẫu thuật xong. Do vậy, các tác giả của cuộc nghiên cứu mới cho rằng có thể tồn tại một mối liên hệ giữa hoạt động tăng năng suất của gien vào “thời khắc nhập nhoạng sau khi chết” và tăng nguy cơ ung thư.
Giáo sư Noble cho rằng dựa trên phát hiện mới, việc kiểm tra gien di truyền ở nội tạng hiến trước khi ghép cho bệnh nhân có thể phần nào giúp giảm nguy cơ phát sinh ung thư sau này.
Bình luận (0)