Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long, vua Minh Mạng (1805 - 1833). Đây là công trình quân sự bảo vệ cho Kinh đô Huế dưới triều đại nhà Nguyễn (1802 - 1945).
Trong chiến tranh (trước năm 1975), một bộ phận dân cư ở các làng quê đã di chuyển lên thành phố, sống bạ vào các di tích và tồn tại cho đến nay. Cuộc sống tạm bợ trên Kinh thành đã gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng, trong đó đáng kể đến là việc gây mất mỹ quan, diện mạo đô thị; ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc, cảnh quan của di sản Huế như tường thành, hộ thành hào, hồ Tịnh Tâm, hồ Ngọc Hải, Khâm Thiên Giám...
Ảnh chụp trên cao cho thấy nhà cửa ken dày trên Kinh thành Huế Ảnh: Văn Đình Huy
Nhà cửa tạm bợ, người dân không có nghề nghiệp ổn định Ảnh: Bùi Ngọc Long
Rác được đổ trực tiếp xuống bên thành Ảnh: Bùi Ngọc Long
Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, năm 1995 có 1.838 hộ dân sống tại khu vực I, di tích Kinh thành Huế. Đến năm 2003 tăng thêm 438 hộ. Cho đến nay (2018) có khoảng 4.200 hộ dân đang sinh sống trên Kinh thành Huế.
Để bảo tồn phát huy giá trị của Kinh thành Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có đề án di dời các hộ dân ra khỏi khu vực I, di tích Kinh thành Huế.
Đề án có tổng kinh phí hơn 4.000 tỉ đồng, trong đó địa phương đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí di dời giải phóng mặt bằng khu vực di tích Kinh thành Huế cho cả hai giai đoạn là 2.735 tỉ đồng. Còn lại kinh phí đầu tư xây dựng khu tái định cư được trích từ ngân sách địa phương từ nguồn thu bán vé tham quan di tích, dịch vụ du lịch và các nguồn huy động hợp pháp khác. Theo đề án của tỉnh, từ năm 2019 cho đến năm 2025 sẽ di dời khoảng 4.200 hộ dân ra khỏi di tích.
Dưới đây là một số hình ảnh về cảnh "sống treo" trên Kinh thành Huế.
Xe cộ được để ngay dưới chân thành Ảnh: Bùi Ngọc Long
Cầu thang gỗ được người dân tự lắp để lên xuống Thượng thành Ảnh: Bùi Ngọc Long
Nhà cửa lụp xụp, tạm bợ trên Thượng thành Ảnh: Bùi Ngọc Long
Tại kiệt (hẻm) 74 Ông Ích Khiêm (P.Thuận Thành, TP.Huế) đã có nhiều ngôi nhà kiên cố được xây dựng Ảnh: Bùi Ngọc Long
Bà cụ hơn 80 tuổi với nghề làm chả trên Thượng thành Ảnh: Bùi Ngọc Long
Người đàn ông sống bằng nghề làm lồng chim để bán Ảnh: Bùi Ngọc Long
Một gia đình dựng rạp để tổ chức tiệc cưới trên Kinh thành Ảnh: Bùi Ngọc Long
Người già trên Thượng thành Ảnh: Bùi Ngọc Long
Một thế hệ nữa lại được sinh ra trên Thượng thành Huế Ảnh: Bùi Ngọc Long
Nhiều di tích bị xâm hại ở Kinh thành Huế Ảnh: Bùi Ngọc Long
Bà Nguyễn Thị Thê (67 tuổi) là thế hệ thứ hai ở Thượng thành Huế. Hiện bà đã có cháu nội, cháu ngoại và mòn mỏi chờ được giải tỏa, để có cuộc sống ổn định Ảnh: Bùi Ngọc Long
Bình luận (0)