Cận cảnh dinh ‘vua Mèo’ ở Đồng Văn

20/08/2018 15:40 GMT+7

Gia tộc họ Vương đang có đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền trả lại “ dinh vua Mèo ” ở huyện Đồng Văn, Hà Giang. Dinh thự độc đáo này đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Ông Vương Duy Bảo, một người cháu của ông Vương Chính Đức, người xây nên “dinh họ Vương”, công trình kiến trúc độc đáo ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, dân gian quen gọi là "dinh vua Mèo" là người vừa gửi thư lên Thủ tướng Chính phủ để xin trả lại khu dinh thự này.
[VIDEO] Cận cảnh dinh “vua Mèo” ở Đồng Văn - Thực hiện: Lưu Quang Phổ
Ông Vương Chính Đức là người Mông, sinh ra ở Phố Bảng, huyện Đồng Văn. Đầu thế kỷ 20, ông được mệnh danh là “vua Mèo” (cách gọi cũ của dân tộc Mông) và trấn giữ cả khu vực này. Để làm nơi ở cho gia đình, “vua Mèo” thuê người tìm đất và thiết kế, xây dựng một trong những dinh thự độc đáo nhất Việt Nam.
Đây là nơi ở của gia tộc họ Vương trong nhiều thập kỷ, trong đó nổi tiếng nhất là ông Vương Chí Sình, con trai ông Vương Chính Đức với bà vợ thứ ba. Ông Vương Chí Sình từng là Đại biểu Quốc hội khóa I và II.
Theo thư của ông Vương Duy Bảo, gia tộc họ Vương đã sống trong dinh thự đến năm 2002, trước khi được đề nghị di dời ra ngoài để tòa nhà được tôn tạo. Sau đó, công trình được cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang cấp sổ đỏ đứng tên Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn, đồng nghĩa với việc gia tộc họ Vương không còn là chủ sở hữu dinh thự này, nay họ có đơn xin lại.
Dinh họ Vương xây trên một gò cao, trong một thung lũng giữa bốn bề núi đá, xung quanh là những cây sa mộc cao vút. Nơi này từ lâu đã trở thành một điểm đến đặc sắc trong tour du lịch lên cao nguyên đá Đồng Văn.
Dinh họ Vương xây 2 tầng, chủ yếu bằng đá và gỗ, theo hình chữ khẩu, giữa là một khoảng sân lát đá. Các căn phòng phía trước là chỗ hội họp, giữa để thờ cúng, phía sau là nơi ở của gia tộc họ Vương. Bao quanh dinh thự là tường đá cao hơn 2 m, trổ lỗ châu mai.
Sau nhiều năm hoang phế, năm 2005, Bộ Văn hóa Thông tin triển khai tu tạo dự án với ngân sách hơn 6 tỉ đồng và biến địa chỉ này thành điểm tham quan có thu phí.
dinh-vua-meo
Dinh thự họ Vương nằm giữa một cách rừng sa mộc, ở độ cao khoảng 1.600 m so với mực nước biển Ảnh Lưu Quang Phổ
dinh-vua-meo
dinh-vua-meo
dinh-vua-meo
Cảnh hoang phế của dinh họ Vương năm 2000, dù đã được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia từ năm 1993 Ảnh Lưu Quang Phổ
dinh-vua-meo
Con cháu họ Vương từng sống rất nhiều năm trong dinh thự Ảnh Lưu Quang Phổ
dinh-vua-meo
Tường đá dài gần 300 m, cao hơn 2 m bao quanh, vài mét lại có 1 lỗ châu mai Ảnh Lưu Quang Phổ
dinh-vua-meo
Tòa nhà xây theo hình chữ khẩu, lợp ngói máng đặc trưng của vùng cao nguyên đá Ảnh Lưu Quang Phổ
dinh-vua-meo
dinh-vua-meo
Được trùng tu năm 2005, đây là địa chỉ tham quan yêu thích của du khách trong nước và quốc tế Ảnh Lưu Quang Phổ
dinh-vua-meo
dinh-vua-meo
Cối xay bột ngô làm mèn mén và chum nước tạc bằng đá lưu trữ trong tòa nhà Ảnh: Lưu Quang Phổ
dinh-vua-meo
Một bộ bàn ghế kiểu cách có từ thời nhà Nguyễn Ảnh Lưu Quang Phổ
dinh-vua-meo
Lan can sắt theo phong cách Pháp cũng hiện diện trong tòa nhà Ảnh Lưu Quang Phổ
dinh-vua-meo
Bên ngoài dinh thự là các ngôi mộ bằng đá, thể hiện uy quyền của dòng tộc họ Vương Ảnh Lưu Quang Phổ
dinh-vua-meo
Ban thờ ông Vương Chính Đức, người đã xây nên dinh thự này Ảnh Lưu Quang Phổ
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.