Nguyễn Bính và hội xuân: Những cô gái thôn Vân

13/02/2020 06:38 GMT+7

Cứ mỗi độ xuân về, khi Phủ Vân động trống chèo là các cô gái thôn Vân lại rủ nhau đi xem để gặp cánh con trai, trong đó có Nguyễn Bính .

Thôn Vân (tức thôn Vân Tập, xã Minh Tân, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) có mấy xóm - xóm Bến là nhà ngoại Bính. Xóm Đình, xóm Tây là nơi có những cô bạn gái Bính thời nhỏ. Nguyễn Bính viết bài Phơi áo có bốn câu như sau:
Xóm Tây bà lão lưng còng
Có hai cô gái lấy chồng cả hai
Gió thu thở ngắn than dài
Bà đem áo rét phơi ngoài
dậu thưa
Hoặc như trong bài Chờ nhau, với những câu:
Đôi ta cùng ở một làng
Cùng đi một ngõ vội vàng
chi anh
Em nghe họ nói mong manh
Hình như… hai đứa chúng mình với nhau
Ai làm cả gió đắt cau
Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?
Thực ra bà lão lưng còng ở xóm Tây, thôn Vân có những ba cô con gái, năm ấy mới có hai cô đi lấy chồng. Các cô đều có tên là D. (tên thứ quả trong mùa hè). Cô chị năm trước lấy chồng làng, cô em năm sau lấy chồng “thiên hạ”. Đây cũng là một tứ thơ Bính viết về chị em cô Nhi trong bài Hoa với Rượu:
...
Thực ra có phải thế này không
Chị Nhi đã lấy chồng
năm trước
Nhi đến năm sau lại lấy chồng?
Cả hai chị em D. này đều xinh (và thường ra con gái dậy thì ai chả có lúc xinh đẹp). Các cô thường có lúc trò chuyện cùng Bính và bạn bè ở vườn Cồn nhà cậu Bính, hoặc những lúc ven đê, khi các cô cắt cỏ trâu, hoặc thu rơm rạ chiều hôm...
Cứ mỗi độ xuân về, khi Phủ Vân động trống chèo là các cô lại rủ nhau đi xem để gặp cánh con trai, trong đó có Nguyễn Bính. Cũng có lúc Bính và các bạn bè ra xóm Tây chơi, tất nhiên là lại chuyện trò vui vẻ cùng mấy cô. Có lần, bên cạnh dậu râm bụt thưa, đang đông người trò chuyện, cô chị chợt lấy chiếc kính râm Bính đang đeo rồi ướm thử vào mắt mình và cười... Ngày xưa, ở thôn xóm những động tác như vậy cũng trở thành đầu đề bàn tán xì xào cho vô số người, vì mọi người cho rằng đã có tình ý gì với nhau. Do đó, trong một số bài thơ, Nguyễn Bính đã viết:
Khóa hội chùa Hương đã
đóng rồi
Hội đền Hùng nữa, đám
thôn tôi
Thôn tôi vào đám hai
ngày chẵn
Chỉ có chèo thôi nhưng
cũng vui
Cho tới bây giờ, trước mắt tôi, vẫn có thể hiện ra những hình ảnh mấy cô gái dáng vóc thon thả, mặc áo nâu son ngăn ngắn, đeo vuông yếm sồi cổ hình trái tim kin kín hơ hở trước vầng ngực đang tuổi dậy thì, lúc mang váy, lúc mang quần, đôi chân nho nhỏ đi đất... đặc biệt là những ánh mắt, màu môi, âm thầm mà khêu gợi...
Những cô gái thôn Vân ấy, đã có dịp cùng Bính và bọn tôi, chòng chành trên mấy khoang thuyền “ba thang”, lãng đãng qua mấy cánh đồng chiêm rộng để đi chợ Đống, chợ Dằm... Có hôm, gặp mưa dọc đường, cả bọn phải náu tạm ở chiếc lều kéo vó cạnh con đê đất nhỏ... Hoặc giả dịp nào tết tới, rủ nhau ngồi coi nồi bánh chưng - khuya khuya, chuyện trò mãi cũng chán, trên mảnh chiếu cói cạnh bếp lửa hồng, dí bài tam cúc ra đánh, và “cười ầm tốt đỏ đè tốt đen”.
Cứ thế, tháng ngày trôi đi. Từng cô, từng cô xóm Tây, xóm Bến, xóm Đình, xóm Nội đi dần, đi dần. Đi lấy chồng và cả lưu lạc phương xa nữa. Bọn tôi cũng lần lượt tạm biệt thôn Vân, Nguyễn Bính làm thơ... nhớ bà lão lưng còng mà nhất là nhớ những cô gái...
Những cô gái quê có các tên như Diễm, như Dưa, như Sáng, như Mây, thỉnh thoảng gặp nhau ở các hội hè. Hội Phủ Giầy, Hội Chùa Hương kể cả hội chùa làng nữa. Như Bính đã viết trong bài Cuối tháng ba:
Đường lên chợ tỉnh xa tăm tắp
Nắng mới, ôi chao! Cát bụi mù
Mấy chị nhà bên đi bán lụa
Giắt đầu từng nắm lá
hương nhu

“Mà đây cách một đầu đình”

Tranh chữ của Bùi Hạnh Cẩn

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thơ Nguyễn Bính in đậm ảnh hưởng vào thơ của các bạn bè, gây không ít dư âm trong lòng một lớp độc giả rộng rãi.
Trong Giai thoại Nguyễn Bính, họa sĩ Nguyệt Hồ viết: Trong phong trào Thơ Mới 1936 - 1945 có hai trường phái, một thì chủ trương cách tân cả nội dung lẫn hình thức... Cho nên ta thấy nhiều bài y như thơ Pháp, nhiều người đùa là những “nhà thơ Tây lai”. Còn một chủ trương giữ lấy hồn dân tộc...
Khi thấy nhóm kia tung ra các bài: Tình già, Cây đờn muôn điệu... như một tuyên ngôn về thơ của phái mình, Nguyễn Bính làm một bài và trả lời dưới dạng một bài thơ tình tế nhị, đó là bài Chân quê, trong đó có câu:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi
ít nhiều
Lúc này Nguyễn Bính mới mười chín, hai mươi tuổi, kể đã có khuynh hướng như vậy, thật là đáng quý. Điều đó có thể giải thích vì sao nhà thơ Chân quê được quần chúng thích và thuộc thơ rộng rãi vào loại nhất đương thời.
(còn tiếp)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.