Nhà thờ Đức Bà: Kiệt tác kiến trúc 138 năm tuổi giữa Sài Gòn

Đình Phú
Đình Phú
04/04/2018 12:34 GMT+7

Nhiều người ngỡ ngàng và cảm phục khi ngắm ngôi thánh đường nhà thờ Đức Bà với kiến trúc đặc biệt ấn tượng do các vị mục tử và các nghệ nhân ngày xưa đã đem hết tâm huyết xây dựng.

Nhà thờ Đức Bà qua dòng thời gian
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 1
Nhà thờ Đức Bà nhìn chính diện từ trên cao và quảng trường Pigneau de Béhaine vào năm 1955
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 2
Nhà thờ Đức Bà nhìn chính diện từ trên cao và quảng trường Công xã Paris vào năm 2005
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 3
Nhà thờ Đức Bà phía sau lưng, nhìn từ trên cao vào năm 1955
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 4
Nhà thờ Đức Bà phía sau lưng, nhìn từ trên cao vào năm 2005
Tiền thân của nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 5
Nhà thờ Đức Bà nay là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Sài Gòn - TP.HCM. Trước đó, trong giai đoạn đầu của giáo phận Tây Đàng Trong (nay là Tổng giáo phận Sài Gòn - TP.HCM) từng có một ngôi nhà thờ đầu tiên, gọi là nhà thờ Sài Gòn ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế, Q.1) và tiếp đó là nhà thờ Sài Gòn (thứ 2) bằng gỗ được xây dựng bên bờ Kênh Lớn. Kênh Lớn trước đây còn gọi là Kênh Chợ Vải hay Kênh Charner, nằm ngay giữa đường Nguyễn Huệ, bắt đầu từ bến Bạch Đằng chạy thẳng đến trước Dinh Xã Tây, nay là trụ sở HĐND, UBND TP.HCM (86 Lê Thánh Tôn, Q.1). Ngày 11.4.1861, theo quyết định của đô đốc Léonard Victor Joseph Charner, Kênh Lớn được đổi tên thành kênh đào Charner. Hai bên bờ kênh là hai con đường chạy song song: đường Rigault de Genouilly (phía thương xá Tax) và đường Charner (phía khách sạn Palace). Năm 1887, kênh Charner được san lấp. Hai đường phía hai bên dòng kênh được sáp nhập thành đại lộ Charner. Năm 1956, đại lộ Charner được đổi tên thành đại lộ Nguyễn Huệ, và ngày nay là quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 6
Lễ khánh thành nhà thờ Sài Gòn - nhà thờ chính tòa của của giáo phận Tây Đàng Trong được chính quyền Pháp xây dựng bên dòng Kênh Lớn vào năm 1863
Hành trình dựng xây kiệt tác kiến trúc cổ điển
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 7
Để chuẩn bị cho một ngôi nhà thờ kiên cố, bền vững theo dòng thời gian, xứng tầm là nhà thờ trung tâm của vùng đất phương Nam - Sài Gòn đang phát triển mạnh mẽ, tháng 8.1876, Thống đốc Nam Kỳ Guy Victor Auguste Duperré đã tổ chức thi tuyển thiết kế nhà thờ mới - nhà thờ Sài Gòn thứ 3 (nhà thờ Đức Bà hiện nay). Vượt qua nhiều đồ án tham gia cuộc thi, đồ án của kiến trúc sư J.Bourad (ảnh) đã được chọn. Bản thiết kế của ông rất độc đáo, đã phối hợp hài hòa hai trường phái kiến trúc cổ điển lừng danh Roman và Gotich
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 8
Thống đốc Nam Kỳ Guy Victor Auguste Duperré (ảnh) cũng cho tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thi công nhà thờ mới. Cuối cùng, kiến trúc sư J.Bourad trúng thầu công trình xây dựng đặc biệt này
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 9
Sau khi bản vẽ chính thức được tuyển chọn, vấn đề vị trí của ngôi nhà thờ mới cũng từng bước được đặt ra và lựa chọn. Trước hết, vị trí Trường Thi cũ, nằm ở góc đường Lê Duẩn - Hai Bà Trưng, hiện nay là Tòa lãnh sự Pháp. Nơi thứ 2 là vị trí nhà thờ cũ ở bên dòng Kênh Lớn (nay là quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ). Nhưng cuối cùng, vị trí hiện tại được chọn và nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn - TP.HCM suốt 138 năm qua
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 10
Ngày 7.10.1877, Đức cha Isidore Colombert, tên Việt là Đức cha Mỹ, giám mục đại diện tổng tòa giáo phận Tây Đàng Trong lúc bấy giờ, đã cử hành nghi thức làm phép và đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Sài Gòn (nay là nhà thờ Đức Bà).
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 11
Công trình được thi công khá nhanh, khoảng hai năm rưỡi, vào đúng vào dịp lễ Phục sinh, ngày 11.4.1880, thánh lễ làm phép và khánh thành nhà thờ Sài Gòn cũng do chính Đức cha Isidore Colombert cử hành trọng thể với sự tham dự của Thống đốc Nam Kỳ Charles Le Myre de Villes. Các vật tư chính để xây dựng nhà thờ như xi măng, sắt thép, ngói, kính màu, chuông… đều được mang từ Pháp sang. Thời kỳ đầu, nhà thờ có tên gọi là nhà thờ Nước, bởi vì tất cả kinh phí xây dựng đều do nhà nước Pháp thời ấy cung cấp với số tiền 2,5 triệu francs Pháp theo thời giá lúc bấy giờ
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 12
Phần cao nhất của nhà thờ là hai tháp chuông. Khi mới hoàn thành công trình vào năm 1880, hai tháp chuông cao khoảng 37m. Năm 1895, theo thiết kế bổ túc của kiến trúc sư Fernand Gardes, hai tháp thép dạng chóp nhọn được lắp dựng thêm bên trên tháp chuông, làm cho tháp chuông nhà thờ vươn cao trên bầu trời với chiều cao mỗi tháp khoảng 60m. Để đỡ bộ chuông nặng gần 30 tấn với 6 quả chuông, tường nhà thờ được xây rất dày, khoảng 1,4m
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 13
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 14
Hình ảnh nhà thờ Đức Bà xưa
Cột mốc đánh dấu tên gọi nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 15
Từ phía tháp chuông nhìn ra ngoài, sẽ thấy một quảng trường (hiện mang tên Công xã Paris) với 4 con đường nhỏ giao nhau tạo thành hình thánh giá mà trung tâm là tượng Đức Mẹ Hòa Bình được lắp dựng vào năm 1959. Tượng do nhà điêu khắc G.Ciocchetti thực hiện. Bức tượng cao 4,6m, nặng 5,8 tấn bằng đá cẩm thạch trắng carrara của Ý, được tạc với chủ đích nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế thẳng đứng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên bầu trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hòa bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn, mà hiện nay đầu con rắn bị bể mất cái hàm trên
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 16
Vào thời điểm năm 1959, Đức Hồng y Agagianian đã làm phép tượng Đức Mẹ Hòa Bình tại quảng trường trước nhà thờ Sài Gòn. Từ đó, với sự kiện này, nhà thờ Sài Gòn có tên gọi là nhà thờ Đức Bà. Trên bệ đá, phía trước tượng Đức Mẹ, có một tấm bảng bằng đồng với hàng chữ Latinh: REGINA PACIS - ORA PRO NOBIS - XVII. II. MCMLIX, nghĩa là “Nữ vương Hòa Bình - Xin cầu cho chúng con - 17.2.1959”
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 17
Nhà thờ Đức Bà đã được kiến trúc sư J.Bourad thiết kế theo lối kiến trúc rất độc đáo, kết hợp hài hòa giữa kiểu thức Roman và Gotich tạo nên một phong cách riêng cho ngôi nhà thờ cổ kính. Công trình cũng ghi nhận sự du nhập, giao lưu và tiếp biến của văn hóa, kiến trúc Đông - Tây. Kiến trúc sư J.Bourad đã thành công trong một thể loại công trình thuộc nền văn hóa phương Tây, nhưng xây dựng ở phương Đông với những kết cấu và vật liệu mới nhưng lại phù hợp với các điều kiện xã hội và khí hậu bản xứ
Bí ẩn công trình 138 năm tuổi
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 18
Không gian bên trong nhà thờ Đức Bà nhìn từ dưới lên
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 19
Khi thiết kế mái ngói, kiến trúc sư J.Bourad đã thành công trong việc kết hợp hài hòa giữa kiểu mái ngói Việt với mái ngói Tây. Căn cứ theo loại ngói lợp hiện nay, có thể phân chia mái ngói nhà thờ thành 3 vùng với khoảng hơn 100.000 viên ngói
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 20
Bộ chuông cổ lắp đặt bên trong hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà được thiết kế và vận hành rất độc đáo. 6 quả chuông đồng lớn, được hãng đúc chuông Bollee chế tác vào năm 1879, tại Pháp, với những đường nét họa tiết rất tinh xảo. Bộ chuông nặng tổng cộng khoảng 30 tấn, được phối âm độc đáo với các cung: sol - la - si - do - re - mi
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 21
Trên tường phía dưới và trên cao của nhà thờ Đức Bà có các cửa sổ được lắp đặt các tác phẩm nghệ thuật thánh bằng kính màu, có nội dung diễn tả các nhân vật thánh và sự kiện trong Kinh Thánh, nhưng cũng xen kẽ rất nhiều họa tiết và hình tượng phương Đông. Hệ thống kính màu được thiết kế rất đặc sắc và phối sáng hài hòa, tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời. Trong lòng nhà thờ, một làn ánh sáng nhẹ nhàng, tạo bầu không khí trang nghiêm, an bình... Ánh sáng huyền ảo cũng làm cho các chi tiết kiến trúc, nội thất bên trong thánh đường nổi bật và đẹp hơn. Toàn bộ các ô cửa kính màu do hãng Lorin (Pháp) sản xuất
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 22
Kính màu bên trên cung thánh nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 23
Bàn thờ phía cung thánh trong nhà thờ Đức Bà được làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối với sáu thiên thần được tạc trên khối đá bàn thờ. Bệ đỡ bàn thờ được chia làm 3 phần, đây là tác phẩm điêu khắc mỹ thuật tuyệt đẹp diễn tả các sự kiện trong Kinh Thánh
Nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn suốt 138 năm qua 24
Ánh sáng từ những chiếc đèn chùm được thiết kế với những hoa văn theo kiểu Roman - Gotich tạo nên một không gian lung linh, trang trọng và thánh thiêng. Những chiếc đèn này được chế tác tại Pháp, gắn liền với lịch sử 138 năm qua của nhà thờ Đức Bà
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.