Sáng qua (22.11), Sở Du lịch TP.HCM và Hội Di sản văn hóa TP.HCM tổ chức hội thảo Phát triển du lịch di sản văn hóa ở TP.HCM. Tại hội thảo, báo cáo của Sở Du lịch TP.HCM cho biết đa số các di sản văn hóa hiện có đang khai thác vào mục đích du lịch không phân bố đồng đều ở các địa phương mà chủ yếu tập trung ở các khu vực trung tâm thành phố và huyện Củ Chi, Cần Giờ. Các di sản trung tâm thường hạn chế về chỗ dừng xe, điểm diễn cố định (với các chương trình nghệ thuật), còn các di sản ở xa trung tâm mất nhiều thời gian di chuyển. Không ít di sản còn đơn điệu, chưa đủ sức hấp dẫn du khách và một số điểm hạn chế thời gian mở cửa (chỉ mở trong giờ hành chính).
Ngoài ra, nguồn nhân lực cho khai thác du lịch di sản còn nhiều hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, số hướng dẫn viên có khả năng giới thiệu cho khách du lịch văn hóa chuyên đề rất hiếm…
TP.HCM cần được bảo tồn như một thành phố di sản
tin liên quan
Á hậu Liên Phương trải nghiệm hành trình di sản tại Mù Cang ChảiTừ cơ sở đặc điểm lịch sử văn hóa trên, dưới góc độ nghiên cứu về lịch sử và khảo cổ, TS Nguyễn Thị Hậu đưa ra 9 loại hình di tích có thể biến thành tuyến điểm du lịch di sản văn hóa. Ví dụ như loại hình di tích khảo cổ; di tích cảnh quan đô thị các tuyến đường ở khu trung tâm như Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi; loại công trình kiến trúc nghệ thuật: một số công trình tiêu biểu cho công sở, công trình công cộng, trường học, chợ… tập trung ở Q.1; loại hình di tích tín ngưỡng - tôn giáo: tập trung vào nhà thờ ở quận; loại hình nhà cổ và cảnh quan biệt thự: gồm nhà cổ truyền thống, nhà kiến trúc đông - tây kết hợp và biệt thự, cảnh quan biệt thự ở Q.3…
Trong khi đó, PGS-TS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN, TP.HCM cần được bảo tồn với tư cách là một thành phố di sản/di sản đô thị gắn với phát triển du lịch bền vững.
|
Cần sự phối hợp chặt chẽ
Chia sẻ về tình hình hoạt động tại các điểm khai thác du lịch di sản ở TP.HCM, bà Phan Yến Ly, Trưởng ban Phát triển sản phẩm khối nội địa - Công ty TNHH một thành viên dịch vụ lữ hành Saigontourist, cho biết hiện nay chỉ có Bảo tàng Lịch sử thường xuyên gửi các chuyên đề giới thiệu chương trình. Tuy nhiên, nếu không phải là người ham mê đồ cổ thì không thể hiểu được.
“Các di tích chưa thật sự “sống”, chưa đưa du khách hòa mình vào đời sống thực tế của người dân và không giúp du khách cùng trải nghiệm các hoạt động văn hóa hay cùng tham gia lễ hội”, bà nói. Chẳng hạn, trừ dinh Độc Lập có các hình thức khá phong phú thu hút du khách như thuyết minh, xem phim hay xây dựng thêm không gian giới thiệu chuyên đề, các bảo tàng khác hầu như không có thêm bất cứ hoạt động nào thu hút du khách; các công trình kiến trúc cổ xưa, có giá trị lịch sử đa phần đã được sử dụng vào việc khác và không khuyến khích khách tham quan như tòa nhà Ngân hàng Nhà nước, nhà rường của linh mục Bá Đa Lộc trong khuôn viên tòa Tổng giám mục…
Theo tham luận của Công ty cổ phần du lịch Vietravel, công tác tuyên truyền và nâng cao ý thức bảo tồn di tích của cộng đồng còn hạn chế. Nhiều di tích nằm trong khu dân cư nhưng cả dân địa phương không biết đó là di sản văn hóa. “Công tác tuyên truyền không được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng di tích Lò Gốm cổ Hưng Lợi, Q.8 bị xâm hại nghiêm trọng; hay khu di tích lịch sử địa đạo Phú Thọ Hòa ở quận Tân Phú cũng không được nhiều người biết…”.
Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết một bộ phận cá nhân, tổ chức đang nắm giữ di sản tỏ ra không sẵn sàng phối hợp với cơ quan quản lý để làm hồ sơ công nhận di tích, hay trùng tu di sản. “Ngành văn hóa cần quán triệt chặt chẽ với trung tâm bảo tồn cũng như hội di sản, là 2 đơn vị tham mưu, làm sao xây dựng quy trình hợp lý, để các tổ chức/cá nhân không ngần ngại khi hợp tác. Ở góc độ quản lý, chúng tôi thúc đẩy các đơn vị phối hợp làm sao để quy trình khẩn trương hơn, giải thích để các tổ chức, cá nhân thấy rằng sự hợp tác nhằm xây dựng, phát huy được giá trị di sản văn hóa, phối hợp di sản văn hóa với du lịch cũng là tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế gia đình”, ông nói.
|
Bình luận (0)