Căn hầm trong ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM từng là nơi cất giấu vũ khí của Biệt động Sài Gòn, chứa gần 2 tấn vũ khí để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.
Nép mình trong một con hẻm tấp nập ở Sài Gòn, căn nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu thu hút nhiều khách tới tham quan. Trong ngôi nhà này có căn hầm bí mật từng là nơi cất giấu gần 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Video: Căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn
Đây là căn nhà nằm trên hẻm thông nhau với 2 con đường: Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) và Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) với diện tích khoảng 37 mét vuông, dài 14,9m, rộng 2,5m.
Mỗi lần nhập viện xạ trị, diễn viên Kim Phượng (vai Phượng 'đê' bà trùm giang hồ trong Những đứa con Biệt động Sài Gòn) lại nói dối gia đình là đi quay ở tỉnh, tóc rụng từng mảng thì cô đội tóc giả cả lúc ở nhà. Sau 2 năm, dứt bệnh cô mới dám chia sẻ với mọi người.
Theo Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, cuối năm 1965, ông Trần Văn Lai (hay còn gọi ông Năm Lai) vừa làm việc tại Dinh Độc Lập với danh nghĩa thầu khoán Năm U-SOM, vừa hoạt động bí mật trong đơn vị “bảo đảm” của Biệt động Sài Gòn.
Theo chỉ đạo của cấp trên, ông đã mua căn nhà này. Lấy cớ cần đào hố ga làm nhà vệ sinh, ông Năm đào căn hầm bí mật. Để tránh bị phát hiện, đất sau khi đào được bỏ vào thùng carton chuyển lên ô tô.
Sau 7 tháng, căn hầm được hoàn thành với kích thước dài hơn 8m, rộng 2m, sâu 2,5m, trát xi măng dày để chống thấm. Trong hầm có 4 khung tròn nối với ống thoát nước để thoát hiểm và có các lỗ thông khí.
Miệng hầm được đặt gần cầu thang. Nắp hầm có chốt vặn ở giữa để dùng khoen nhấc lên, diện tích 0,4mx0,6m.
Sau khi căn hầm được hoàn thành, đơn vị “bảo đảm” vận chuyển vũ khí về đây bằng cách giấu vũ khí trong ván gỗ đục rỗng ruột, trong giỏ hoa, sọt trái cây…
Ông Nguyễn Văn Ba (tự Ba Bảo) được giao chở bí mật gần 2 tấn vũ khí từ căn cứ Củ Chi về đây gồm: 350kg thuốc nổ TNT, thuốc nổ C4, 15 súng AK và 3.000 viên đạn, súng ngắn, súng B40, lựu đạn…
Đêm mùng 1, rạng sáng mùng 2 Tết Mậu Thân (1968), 15 chiến sĩ Đội 5 Biệt động tập trung tại căn nhà này để nhận vũ khí. Đội xuất phát trên 3 ô tô và một chiếc Honda tiến về Dinh Độc Lập.
Sau trận đánh, địch cho người đến bắn phá căn nhà vì chúng nghi đây là nơi trú ngụ của Đội Biệt động. Ông Năm Lai bị đày ra Côn Đảo. Căn nhà rơi vào tay Mỹ nhưng Mỹ không biết có hầm vũ khí ở dưới.
Sau khi đất nước thống nhất, căn nhà được trả lại cho chủ cũ.
Thời huy hoàng của sự nghiệp, Thương Tín được ghi nhận là diễn viên đóng nhiều phim nhựa nhất trong năm với 12 vai chính. Mỗi vai ông nhận cát-sê 1 chỉ vàng nhưng khi tiêu xài lại đến vài ba cây vàng trong một đêm.
Ngày 16.11.1988, Di tích “Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968” được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Địa điểm này mở cửa cho khách tham quan miễn phí. Người trông coi tại đây cho biết, khách đến tham quan căn hầm này chủ yếu là khách nước ngoài.
Bình luận (0)