Số phận nghiệt ngã
Chúng tôi tìm đến ngôi nhà số 249 Trần Phú, TP.Hà Tĩnh của gia đình anh Lĩnh vào một ngày cuối tháng 3. Lê đôi chân khập khiễng đầy khó nhọc, anh Lĩnh dẫn chúng tôi vào căn phòng vẽ tranh, nơi hằng ngày anh “giam” mình hàng tiếng đồng hồ, thậm chí cả ngày để vẽ ra những bức tranh tâm huyết. Căn phòng rộng chừng khoảng 30 m vuông nhưng các bức tranh, khung vẽ tranh, màu, cọ... chiếm phần lớn diện tích.
tin liên quan
Đời thường diễn viên xiếc Việt - Kỳ 3: Phận hồng nhan bấp bênh trên một sợi dâyPhương (16 tuổi), ngồi thẫn thờ trên một tấm xốp, mồ hôi bết trên tóc và trán, mắt nhìn mông lung ra ngoài cánh cửa sổ. Suốt từ sáng, cô vẫn chưa "ép dẻo" được như ý của thầy giáo.
Ngồi trước bức tranh mang chủ đề Mẹ Âu Cơ đang vẽ dở, anh Lĩnh dùng tay phải kẹp bảng màu và dùng 3 ngón ở bàn tay trái ghì chặt cây cọ rồi nắn nót vẽ từng chi tiết còn lại trên tấm toan. Nếu không được chứng kiến tận mắt anh vẽ, mà chỉ nhìn qua các bức tranh thì khó ai có thể nghĩ rằng chủ nhân của những tác phẩm hội họa ấy là một họa sĩ tật nguyền.
Để đến với hội họa, anh Lĩnh phải đánh đổi bằng nước mắt và kìm nén đau đớn của bệnh tật, mà nếu không vì niềm đam mê, không có một ý chí phi thường thì không có chàng “họa sĩ Lĩnh” bây giờ. Sinh ra cũng bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng năm 1986, khi lên 1 tuổi, cậu bé Lĩnh đã phải nhập viện vì căn bệnh bại não quái ác. Lớn lên, di chứng từ căn bệnh này khiến chân tay của Lĩnh co quắp, miệng méo xệch nên phát âm không rõ lời.
Đôi mắt của Lĩnh trở nên lấp lánh khi nói về hội họa. Nhờ quyết tâm “vượt lên chính mình”, Lĩnh lần lượt cho ra đời các bức tranh vẽ về phong cảnh, những người nông dân trên cánh đồng.
Vẽ để tâm sự với cuộc đời
Anh Lĩnh nói rằng, trong không gian buồn bã giữa bốn bức tường anh chỉ tìm niềm vui trong những nét vẽ, để giải tỏa nỗi buồn khi không thể đi học vì lý do bệnh tật. Chỉ có vẽ tranh, anh mới tìm thấy chính mình trong đó và chạm vào cảm xúc sâu kín của bản thân mình, đồng thời thể hiện cảm xúc đó vào những bức tranh. “Số phận đã cướp đi những thứ bình thường trên cơ thể tôi, nhưng số phận cũng đã bù đắp lại cho tâm hồn tôi những cảm xúc đặc biệt, để tôi truyền tải nó thành những nét vẽ. Vẽ là cách để tôi tri ân và tâm sự với cuộc đời”, anh Lĩnh nói.
tin liên quan
71 năm chung sống, vợ chết sau chồng đúng 4 phútCâu chuyện cụ bà Vera, 91 tuổi bước sang thế giới bên kia chỉ 4 phút sau khi chồng là cụ ông Wilf Russell, 93 tuổi, người đã chung sống với bà 71 năm, qua đời khiến nhiều người vô cùng xúc động.
Những bức tranh anh vẽ chứa đựng một tinh thần dân gian sâu nặng. Tranh của anh có những trẻ chăn trâu, những cánh diều, phụ nữ, chân dung tự họa… những hình hài đan chéo vào nhau tạo thành các bố cục lập thể ngẫu hứng bất ngờ, những cái mặt ngửa lên trời hoặc lấp ló.
“Tôi khai thác chất dân gian từ đời sống thường nhật bình dị. Hội họa của tôi nhuốm màu đồng dao, nhuốm màu sinh hoạt đồng quê, màu sắc lễ hội, hân hoan phơi phới, kết hợp với con mắt nhìn mới mẻ, ngộ nghĩnh, giàu trí tưởng tượng, nhiều tính trang trí hiện đại”, anh Lĩnh giới thiệu về những bức tranh của mình.
Gần 20 năm theo nghiệp vẽ với chỉ 3 ngón tay, anh Lĩnh đã giành được một số giải thưởng như: giải nhất cuộc thi vẽ tranh “Alaxan - Chiến thắng nỗi đau” năm 2006; đoạt giải đặc biệt cuộc thi tranh, ảnh về người khuyết tật do Hội Vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình (AEPD) tổ chức năm 2011; bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc trong phong trào “Người tàn tật và trẻ mồ côi vượt khó”. Mới đây nhất, bức tranh trừu tượng mang tên Hành trình đã giúp anh đoạt giải nhì trong cuộc thi vẽ tranh “Nhìn ra thế giới” do Tổ chức Giáo dục quốc tế EF (VN) tổ chức.
Nói về dự định tương lai, anh Lĩnh cho biết đang nung nấu ý định sẽ mở một cuộc triển lãm tranh tại Hà Nội với 40 bức tranh về tuổi thơ. Hiện anh đang chú tâm sáng tác những tác phẩm mới và tìm kiếm thêm sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm cho một triển lãm cá nhân, với nguyện vọng đóng góp phần lớn thu nhập từ bán tranh cho các hoạt động từ thiện.
tin liên quan
Nơi độc nhất Sài Gòn hẻm nhỏ phủ tranh đẹp, siêu dí dỏm khiến bạn 'giật mình'“Cứ ở đâu dơ là tôi sẽ vẽ. Tôi làm cho đến khi nào không vẽ nổi nữa mới thôi”. Đó là lời khẳng định chắc nịch của ông Nguyễn Văn Minh (74 tuổi), người họa sĩ già đã 'thay áo mới' cho biết bao con hẻm ở Sài Gòn suốt 2 năm qua.
Bình luận (0)