Vẻ đẹp Núi Chúa, nơi Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp

04/10/2023 08:54 GMT+7

Vườn quốc gia Núi Chúa, UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 4.2022, gần đây khiến dư luận quan tâm vì sẽ có thêm một khu nghỉ dưỡng cao cấp được xây dựng.

Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận, rộng khoảng 106.000 ha, hội tụ đầy đủ 3 không gian: rừng, biển, bán sa mạc và là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng, độc đáo của Việt Nam lẫn Đông Nam Á. Trong vườn quốc gia có những cảnh đẹp nổi tiếng như vịnh Vĩnh Hy, một trong 8 vịnh đẹp nhất Việt Nam hay Hang Rái, điểm đến như ở "thế giới khác"…

Vẻ đẹp Núi Chúa, nơi Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy - Ảnh 1.

Khung cảnh Vườn quốc gia Núi Chúa nhìn từ phía biển

BÙI VĂN HẢI

Vẻ đẹp Núi Chúa, nơi Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy - Ảnh 2.

Toàn cảnh Vườn quốc gia Núi Chúa

BÙI VĂN HẢI

Vẻ đẹp Núi Chúa, nơi Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy - Ảnh 3.

Nằm trong khu vực Vườn quốc gia Núi Chúa, vịnh Vĩnh Hy trên biển Bình Tiên tựa như viên ngọc với làn nước xanh trong

BÙI VĂN HẢI

Vẻ đẹp Núi Chúa, nơi Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy - Ảnh 4.

Đi trên cung đường ven biển, phóng tầm mắt du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh biển trời trong lòng những dãy núi

BÙI VĂN HẢI

Vẻ đẹp Núi Chúa, nơi Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy - Ảnh 5.

Khu bảo tồn biển Vĩnh Hy là nơi có rạn san hô đẹp và đa dạng nhất Việt Nam với trên 300 loài phong phú về hình dáng, màu sắc

BÙI VĂN HẢI

Vẻ đẹp Núi Chúa, nơi Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy - Ảnh 6.

Vịnh Vĩnh Hy, một trong 8 vịnh biển đẹp nhất Việt Nam, có hình dạng độc đáo

BÙI VĂN HẢI

Chạy dọc tuyến đường ven biển đẹp như dải lụa, qua những khúc cua, dốc mềm mại, ngắm nhìn khung cảnh nguyên sơ xanh mát của rừng, của biển, chúng ta mới hiểu vì sao Vườn quốc gia Núi Chúa lại được vinh danh Khu dự trữ sinh quyển thế giới, "lá phổi xanh" giữa vùng nắng cháy sa mạc Ninh Thuận.

Một trong những điểm đặc biệt của Vườn quốc gia Núi Chúa là khu vực này có khí hậu khô nóng khác thường khi nhiệt độ cao nhất xấp xỉ 42 độ C. Vì vậy, nơi đây còn được biết đến với cái tên "Rừng khô Phan Rang".

Vẻ đẹp Núi Chúa, nơi Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy - Ảnh 7.

Trong Vườn quốc gia Núi Chúa đang có sự hiện diện của một khu nghỉ dưỡng được cho có đẳng cấp 6 sao, khai trương năm 2013, gồm 36 căn biệt thự nhìn xuống vịnh Vĩnh Hy

BÙI VĂN HẢI

Vẻ đẹp Núi Chúa, nơi Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy - Ảnh 8.

Toàn cảnh khu nghỉ dưỡng này nhìn từ trên cao

BÙI VĂN HẢI

Tuy nhiên, thời gian qua, dư luận quan tâm khi một dự án nghỉ dưỡng cao cấp khác sẽ được xây dựng bên trong Vườn quốc gia Núi Chúa. Để thực hiện dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy này, tỉnh Ninh Thuận dự kiến sẽ chuyển mục đích sử dụng hơn 11 ha rừng thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa.

Vẻ đẹp Núi Chúa, nơi Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy - Ảnh 9.

Khu vực được cho sẽ có mọc lên một khu nghỉ dưỡng cao cấp

BÙI VĂN HẢI

Vẻ đẹp Núi Chúa, nơi Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy - Ảnh 10.

Tổng diện tích thực hiện dự án tại xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải là 64,65 ha

BÙI VĂN HẢI

Vẻ đẹp Núi Chúa, nơi Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy - Ảnh 11.

Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Syrena Việt Nam cho biết, khu vực giữ nguyên trạng, không tác động môi trường rừng là 51,75 ha

BÙI VĂN HẢI

Vẻ đẹp Núi Chúa, nơi Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy - Ảnh 12.

Diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dự án là 12,90 ha, bao gồm 11,58 ha đang xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và 1,32 ha đất không có rừng.

BÙI VĂN HẢI

Hiện Việt Nam có 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới, gồm: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (Đà Lạt), Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa và Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng (Gia Lai).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.