Venezuela lại 'đội sổ' danh sách nền kinh tế khổ sở nhất thế giới

04/03/2017 17:22 GMT+7

Venezuela tiếp tục đứng đầu danh sách trên một lần nữa, song sự thay đổi của các vị trí đứng giữa cũng rất quan trọng.

Theo Bloomberg, nếu 2016 là năm của những cú sốc chính trị, 2017 sẽ là năm cho chúng ta câu trả lời về việc các sự kiện trên tác động ra sao đến kinh tế thế giới. Chỉ số Khổ sở của Bloomberg, thước đo kết hợp triển vọng lạm phát và triển vọng thất nghiệp, là chỉ báo tốt về biến động kinh tế các nước.
Theo chỉ số trên, đây là năm thứ ba vấn đề chính trị và kinh tế biến Venezuela thành nước khổ sở nhất trong bảng xếp hạng. Đất nước ít khổ sở nhất hành tinh một lần nữa là Thái Lan, phần lớn nhờ cách tính độc đáo về tỷ lệ thất nghiệp. Các thứ hạng còn lại trong bảng xếp hạng ghi nhận sự thay đổi đáng kể của những nước như Anh, Ba Lan và Mexico.
Venezuela dẫn đầu các nền kinh tế mới nổi đứng top bảng xếp hạng các nền kinh tế khổ sở Ảnh: Bloomberg
Khủng hoảng kinh tế là chuyện cản trở Venezuela nhiều năm qua. Giá dầu - mặt hàng xuất khẩu chính duy nhất của Venezuela - lao dốc đã châm ngòi cuộc khủng hoảng khiến các kệ hàng trong siêu thị trống rỗng, bệnh viện thiếu thuốc men, trang thiết bị và đường phố tràn ngập bạo lực.
Dù Venezuela không báo cáo số liệu kinh tế từ năm 2015, chỉ số Cafe Con Leche của Bloomberg, công cụ theo dõi lạm phát thông qua giá cả của một cốc cà phê, cho thấy giá cả ở quốc gia Nam Mỹ tăng 1,419% kể từ giữa tháng 8.2016. Giới chuyên gia kinh tế ước tính giá cả sẽ tăng thêm gần sáu lần trong năm nay.
Di chuyển đến gần vị trí “đội sổ” của Venezuela là vài nước Trung và Đông Âu, dù các nước này chưa đến mức có điểm số gần 500 như quốc gia Mỹ La tinh.
10 nước và vùng lãnh thổ có điểm số khổ sở thấp nhất thế giới: Hồng Kông, Hàn Quốc, Israel, Đan Mạch, Đài Loan, Iceland, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Singapore, Thái Lan Ảnh: Bloomberg
Ba Lan, nước có sự thay đổi thứ hạng theo chiều hướng tiêu cực lớn nhất, đứng vị trí thứ 28 trong tổng số 65 nền kinh tế. Năm ngoái, nước này chỉ đứng vị trí thứ 45. Vị trí trong bảng xếp hạng Chỉ số Khổ sở tỷ lệ thuận với mức độ khốn khổ của nền kinh tế. Bloomberg cho biết dù tỷ lệ thất nghiệp giảm đều từ khủng hoảng tài chính và lạm phát tăng lên 1,8% sau thời gian dài giảm phát, kinh tế Ba Lan vẫn chưa ổn. Mức tăng giá tương tự tại Romania, Estonia, Latvia và Slovakia giúp vị trí các quốc gia này thay đổi nhiều trong bảng xếp hạng.
Cũng như Ba Lan, kinh tế Mexico khổ sở thêm trong năm nay. Sau khi kết năm 2016 ở vị trí thứ 38, Mexico tăng lại lên vị trí thứ 31 năm 2017. Việc chính phủ chấm dứt trợ cấp nhiên liệu và đồng peso hạ 11% so với USD kể từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang gây sức ép lên giá cả ở Mexico. Tương tự, nước Anh tăng hai bậc trong bảng xếp hạng các nền kinh tế khổ sở hậu bỏ phiếu Brexit, hay rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Tin Brexit khiến giá trị bảng Anh chạm đáy hơn 30 năm, kéo cao giá nhập khẩu và lạm phát.
Ngược lại, các nền kinh tế bớt khổ sở có thể kể đến là Na Uy, Peru. Các nền kinh tế cải thiện mạnh nhất trong bảng xếp hạng là Hồng Kông, Đài Loan, Hà Lan, Ecuador, Trung Quốc và Nga. Các nước trên đều hạ chín bậc hoặc hơn trong bảng xếp hạng khổ sở. Kinh tế Mỹ tiếp tục đứng top 20 các nền kinh tế ít khổ sở nhất. Dưới đây là bảng xếp hạng do Bloomberg đăng tải.
Danh sách các nền kinh tế khổ sở nhất thế giới của Bloomberg Ảnh: Bloomberg

tin liên quan

10,5 tỉ USD cuối cùng của Venezuela
Quốc gia Nam Mỹ đang cạn kiệt tiền mặt. Họ chỉ còn 10,5 tỉ USD trong dự trữ ngoại hối theo số liệu mới nhất của Ngân hàng trung ương Venezuela.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.