Vết lóa kép từ mặt trời gây mất vô tuyến sóng ngắn Bắc Mỹ, Thái Bình Dương

10/05/2023 17:21 GMT+7

Hôm 10.5, vết đen AR3296 trên mặt trời phóng thích vết lóa kép dẫn đến tình trạng mất vô tuyến sóng ngắn bên trên bầu trời Bắc Mỹ và Thái Bình Dương, theo website Spaceweather.com.

Vết lóa kép từ mặt trời gây mất vô tuyến sóng ngắn Bắc Mỹ, Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Hoạt động của mặt trời vào ngày 9-10.5

NASA

Đài Quan sát Động lực học Mặt trời, hiện ở độ cao 36.000 km so với mặt đất, đã ghi nhận chuyển động ở khu vực AR3296 trên bề mặt ngôi sao trung tâm của chúng ta.

Khu vực này đã phóng thích vết lóa kép, tạo ra bức xạ cực tím tác động đến thượng tầng khí quyển của trái đất. Spaceweather.com cảnh báo tàu bè và các nhân viên vận hành vô tuyến điện ở Bắc Mỹ và Thái Bình Dương có thể mất tín hiệu ở tần số dưới 25 MHz trong giai đoạn từ 2 giờ đến 4 giờ rạng sáng 10.5 (giờ Việt Nam).

AR3296 cũng tạo ra đợt phun trào vành nhật hoa (CME) có thể hướng về phía địa cầu. Theo tính toán của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), đợt CME có thể đến được trái đất vào khoảng 1 giờ sáng 11.5.

Dự kiến CME sẽ mang theo bão điện từ dao động ở cấp G2 (trung bình) đến cấp G3 (mạnh), và một số bang của Mỹ có thể xuất hiện cực quang.

Mặt trời xuất hiện lỗ vành nhật hoa khổng lồ, sắp trút bão từ xuống trái đất

NASA cho hay mặt trời đã bước vào chu kỳ hoạt động mới vào cuối năm 2019. Các chu kỳ sẽ khởi động vào khoảng 11 năm/lần khi mặt trời xảy ra tình trạng đảo cực từ. Chu kỳ hiện tại là Solar Cycle 25 sẽ đạt đỉnh vào giữa năm 2024.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.