Hãy cùng tìm hiểu những thông tin được chia sẻ dưới đây. Từ đó, các bạn hiểu rõ hơn về vết thương hở và loại thuốc bôi an toàn giúp mau lành, ngừa nhiễm trùng và hạn chế sẹo tối đa.
Vết thương hở là gì? Tại sao vết thương hở rất dễ bị nhiễm khuẩn?
Vết thương hở là chỉ tổn thương lớp mô bên ngoài cơ thể và khiến vết thương tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nguyên nhân hình thành vết thương hở thường là do những tai nạn hay bất cẩn trong sinh hoạt, lao động như bỏng, tai nạn giao thông, chơi thể thao… Với vết thương hở nhỏ và tình trạng không quá nghiêm trọng thì có thể tự điều trị tại nhà.
Nhưng cần chú ý, vết thương hở là môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập. Nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng gây ra những biến chứng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Vậy nên, các bạn cần theo dõi thật kỹ và chăm sóc vết thương hở tại nhà đúng cách. Nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở nào dưới đây thì cần đến ngay trung tâm y tế để được điều trị kịp thời.
- Vết thương sưng đỏ và đau nhức kéo dài: Thời gian đầu mới bị thương thì vết thương sẽ bị sưng đỏ. Nhưng nếu tình trạng sưng đỏ kéo dài và kèm theo cảm giác đau nhức thì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
- Vết thương tiết dịch nhiều hay xuất hiện mùi khó chịu: Vết thương hở cũng có thể bắt đầu xuất hiện tình trạng tiết dịch ra nhiều và mùi hôi khó chịu.
- Cơ thể mệt mỏi, có thể sốt cao: Dấu hiệu vết thương hở bị nhiễm trùng tiếp theo mà các bạn có thể dễ nhận biết là cảm thấy cơ thể mệt mỏi và sốt cao.
Bên cạnh những dấu hiệu trên, vết thương hở nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện tình trạng chảy máu hay mảng hoại tử có màu vàng.
Các bước xử lý và chăm sóc vết thương hở để chủ động ngăn ngừa nhiễm khuẩn
Làm sao để vết thương hở mau lành, ngừa nhiễm trùng và hạn chế sẹo phức tạp? Theo các chuyên gia y tế, quá trình chăm sóc và làm lành vết thương hở cần phải tuân theo các bước chuẩn y khoa như sau:
- Cầm máu: Dùng khăn sạch hay băng ép nhẹ lên vết thương hở để giúp quá trình đông máu được diễn ra nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng máu chảy quá nhiều.
- Làm sạch vết thương: Làm sạch vết thương hở là bước vô cùng quan trọng. Các bạn cần sử dụng nước sạch và dung dịch nước muối sinh lý để rửa dị vật hay vi khuẩn có trong vết thương. Sau đó, cần lau khô lại bằng khăn sạch.
- Xử lý vết thương kháng sinh: Thông thường, sau khi làm sạch vết thương bác sĩ sẽ thoa một lớp mỏng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ lành thương.
- Đóng miệng và băng kín vết thương: Quá trình đóng vết thương sạch sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lành thương. Với vết thương hở kích thước nhỏ có thể dùng băng gạc không thấm nước. Còn với vết thương sâu và rộng cần khâu hay ghim cố định. Chú ý, nhưng vết thương bị nhiễm trùng thì cần để hở cho đến khi tình hình được kiểm soát.
- Thay băng thường xuyên: Tháo băng cũ, thay băng mới và nhớ kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng sau mỗi 24 giờ. Chú ý, khi bệnh nhân cần khử trùng và lau khô vết thương trước khi dùng băng dính hay gạc sạch dán lại. Cố gắng giữ vết thương luôn khô ráo trong thời gian chờ vết thương lành lại.
Có nên thuốc bôi vết thương hở mau lành hay không?
Hiện nay, có nhiều người vẫn đang áp dụng một số cách làm lành vết thương hở theo mẹo truyền miệng hay các phương pháp dân gian. Nhưng theo các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên cẩn trọng với những cách không có bằng chứng khoa học. Bởi nó có thể làm vết thương lâu lành mà còn khiến tình trạng nặng nề hơn và thậm chí gây nhiễm trùng. Khi bị vết thương hở mà chăm sóc tại nhà thì các bạn có thể sử dụng các sản phẩm thuốc bôi vết thương hở mau lành, ngừa sẹo xấu.
Các sản phẩm này cũng thường sử dụng các cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật hay xử lý vết thương hở. Chúng thường chứa các thành phần phổ biến là silicone y tế, Hyaluronic acid, chiết xuất nha đam… Cơ chế hoạt động của thuốc bôi vết thương hở mau lành thông qua 5 tác động gồm có:
- Làm sạch dịch rỉ viêm, bụi bẩn và những mảnh vụn da chết ngay tại vùng da bị tổn thương.
- Bảo vệ vùng da bị thương khỏi sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn.
- Thúc đẩy máu lưu thông bình thường và mang theo bạch cầu để tiêu diệt mầm bệnh và collagen "chắp vá" vết thương.
- Kháng khuẩn, kháng viêm và loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
- Ngăn ngừa tình trạng tổn thương ăn sâu dưới da, lan rộng và hạn chế tối đa hình thành sẹo xấu diễn biến phức tạp.
Thuốc bôi vết thương hở mau lành ngừa sẹo nào được tin dùng nhiều hiện nay?
Nên dùng các sản phẩm chăm sóc vết thương hở tại nhà để thúc đẩy quá trình lành thương nhanh, ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế sẹo xấu hình thành. Nhưng đâu là sản phẩm lành thương đang được tin tưởng sử dụng. Đó chính là xịt lành thương HemaCut® SPRAY.
Các nhà nghiên cứu, bác sĩ chuyên khoa hiểu rõ quá trình lành vết thương có thể bị ảnh hưởng bởi các loại ô xy phản ứng (ROS) dư thừa. Tình trạng ROS quá mức sẽ làm chậm quá trình lành vết thương, dẫn đến biến chứng hoặc thậm chí ngăn chặn quá trình lành hẳn.
Theo đó, HemaCut® SPRAY được phát triển dựa trên công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Séc để giải quyết vấn đề này bằng cách xịt lên vết thương, polyme trong sản phẩm sẽ tạo thành một lớp màng mỏng bám vào bề mặt vết thương. Lớp màng này bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng và các tạp chất bên ngoài nhờ cấu trúc đặc biệt, polyme liên kết với ROS (công nghệ RSA) và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Nhờ vậy, HemaCut® SPRAY tối ưu hóa môi trường cho vết thương, giúp quá trình lành da diễn ra nhanh chóng.
Trong đó, Polymer (Silicone y tế) được ứng dụng rộng rãi trong quản lý vết thương với khả năng tạo màng bao bọc vết thương, chắn vi khuẩn bụi bẩn tấn công. Còn cấu trúc lưới Polymer TRISS của xịt lành thương HemaCut Spray được xây dựng bằng các liên kế chéo bền chặt, bền vững trước tác nhân môi trường. Bên cạnh đó, Polymer TRISS chống ô xy hóa ngay khi tiếp xúc với miệng vết thương, loại bỏ nguyên cơ stress ô xy hóa.
Xịt lành thương HemaCut Spray mở rộng chu trình quản lý sẹo khi còn ở giai đoạn viêm. Sản phẩm với kết cấu phân tử lớn, không xâm nhập vào vết thương và chống nước tốt. Thế nhưng, màng Polymer TRISS cho phép ô xy và hơi ẩm vào nuôi dưỡng mô. Từ đó, tạo điều kiện ổn định tiến trình lành thương và giảm tối đa nguy cơ hình thành sẹo về sau. Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong quản lý và chữa lành các vết thương viêm loét, xạ trị, bỏng, tai nạn… từ cấp tính đến mãn tính.
Để trở thành xịt lành thương "quốc dân", HemaCut Spray đã được kiểm chứng ở 12 trung tâm minh chứng khả năng thúc đẩy lành thương trong 8-10 ngày mà không hề ghi nhận biến chứng và gần như không để lại sẹo xấu. Và tại Việt Nam, HemaCut Spray nhận được sự quan tâm và công nhận.
Xem chi tiết nghiên cứu lâm sàng tại đây.
Vậy là vết thương hở nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ giúp mau lành thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và sự hình thành sẹo phức tạp đúng không nào. Dù lựa chọn bất kỳ thuốc bôi vết thương hở mau lành nào cũng cần tìm hiểu thật kỹ và chỉ nên mua tại địa chỉ, nhà phân phối chính hãng, uy tín. Hãy nhớ chăm sóc vết thương hở đúng cách ngay tại nhà theo chuẩn y khoa để đảm bảo lành thương tốt nhất.
Bình luận (0)