Hãy tìm hiểu ngay quy trình chăm sóc vết thương hở tại nhà đúng chuẩn dưới đây. Vết thương hở sẽ nhanh khô, mau lành; đồng thời hạn chế tối đa nhiễm trùng và hình thành sẹo xấu.
Vết thương hở là gì? Tại sao vết thương hở dễ bị nhiễm khuẩn?
Vết thương hở được hiểu là vết thương ngoài da và xuất hiện vết rách sâu hay lộ nền vết thương. Nguyên nhân gây nên vết thương hở thường là do tai nạn hay những bất cẩn trong sinh hoạt hàng ngày, quá trình lao động như bỏng, tai nạn giao thông, chơi thể thao…
Vết thương hở là làn da bảo vệ đã bị mất và cũng chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập. Nếu vết thương hở không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và lâu lành.
Các bước chăm sóc vết thương hở chuẩn ngay tại nhà
Vết những vết thương hở nông và diện tích nhỏ, máu không mất quá nhiều thì có thể xử lý ngay tại nhà với các bước dưới đây. Nhớ là tuân thủ theo đúng các bước để đảm bảo máu được cầm nhanh và vết thương mau lành, tránh được tình trạng nhiễm trùng hay sẹo hình thành với diễn biến vô cùng phức tạp.
Rửa tay với xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn
Các bạn cần đảm bảo trước khi xử lý vết thương hở là tay đã được rửa sạch sẽ. Bởi điều này sẽ hạn chế được tình trạng nhiễm trùng trên vết thương hở. Có thể rửa sạch tay với xà phòng dưới vòi nước ấm hay sử dụng dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay. Bên cạnh đó, các bạn có thể dùng găng tay y tế để tránh tiếp xúc với vết thương hở.
Cầm máu, hạn chế chảy máu tối đa
Việc cầm máu và hạn chế máu chảy nhiều ở vết thương hở là ưu tiên hàng đầu cần được thực hiện. Vì nếu để việc mất máu quá nhiều có thể người bệnh bị choáng, sốc nhẹ, trụy tim thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.
Các bạn nên dùng băng gạt hay mảnh vải sạch nhẹ nhàng đắp lên vết thương hở để ngăn máu chảy và thúc đẩy quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn. Nếu bạn không có băng hay vải sạch có thể dùng tay ép mạnh vào vết thương để hạn chế máu chảy. Chú ý, nâng đỡ vết thương sao cho cao hơn tim để giảm áp lực máu đến vị trí này. Nếu vết thương quá sâu và bạn không thể kiểm soát được lượng máu đang chảy bằng phương pháp thông thường thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Vệ sinh vết xước, vết thương hở sạch sẽ
Nếu bạn đã xử lý và ngăn chặn được tình trạng máu chảy thì bước tiếp theo cần làm là rửa sạch vết thương hở bằng nước muối sinh lý hay dung dịch sát khuẩn trong vòng thời gian từ 5 - 10 phút. Nhằm mục đích loại hết bụi bẩn hay tạp chất còn dính trên bề mặt vết thương.
Sau đó, các bạn dùng khăn sạch, mềm và nhẹ nhàng lau khô vết thương. Trường hợp, vết thương có bụi bẩn hay mảnh vụn mà chưa được làm sạch thì lấy nhíp loại bỏ chúng. Nếu bạn không thể loại hết được mảnh vụn còn dính trên vết thương thì bắt buộc phải đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Lưu ý, với những trường hợp vết thương hở do dị vật đâm sâu thì nghiêm cấm rút ra tại nhà vì màu có thể chảy ồ ạt và khó kiểm soát được. Cách tốt nhất, các bạn nên đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách và đảm bảo an toàn.
Sát trùng vết thương hở
Sát trùng vết thương hở là bước vô cùng quan trọng trong tiến trình chăm sóc vết thương tại nhà. Bởi bạn thực hiện đúng sẽ ngăn ngừa được sự xâm nhập của vi khuẩn và những mầm bệnh tiềm ẩn. Ưu tiên chọn những thuốc sát trùng cho vết thương hở chuyên dụng để hỗ trợ bảo vệ vết thương khỏi sự tấn công của vi khuẩn ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Khi chọn các sản phẩm sát trùng vết thương hở cần đảm bảo các tiêu chí như:
- Khả năng kháng khuẩn rộng và không gây xót hay kích ứng để tiêu diệt tận gốc các mầm bệnh có nguy cơ phát triển.
- Không gây nên những tổn thương và có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành hạt bào, nguyên bào sợi để làm lành vết thương.
- Đảm bảo tiêu chí diệt được vi khuẩn trong thời gian tiếp xúc ngắn nhất.
- Không nên dùng dung dịch chứa cồn hay ô xy già. Bởi chúng có thể gây xót và nguy cơ làm tổn thương các tế bào khiến quá trình lành thương diễn ra chậm hơn.
- Một số loại thuốc mỡ có thể gây phát ban hay một số triệu chứng mẫn cảm. Vậy nên, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ khi sử dụng các loại thuốc này để sát khuẩn cho vết thương hở. Cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ và không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.
Băng vết thương hở
Khi băng vết thương hở cần cẩn thận để giúp cho vết thương luôn sạch sẽ và hạn chế nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Cũng không nên băng bó quá chặt vì có thể làm giảm lượng máu lưu thông đến vết thương. Với những vết thương hở nhỏ hay trầy xước nhẹ thì không cần băng bó mà nên để vết thương thông thoáng và nhanh lành hơn.
Thường xuyên thay băng
Các bạn cần tuân thủ thay băng đều đặn ít nhất 24 giờ mỗi lần hay khi băng bị ướt và bẩn. Nhớ mỗi lần thay băng cần rửa lại vết thương và bôi thuốc kháng sinh nếu cần. Nếu vết thương đã lành thì không cần băng bó nữa.
Theo dõi vết thương
Các bạn cũng cần theo dõi vết thương và nếu có bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào thì cần can thiệp kịp thời. Nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng vết thương hở sưng tấy, mẩn đỏ, chảy mủ hay cảm thấy ngày càng đau hơn. Hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.
Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc vết thương hở tại nhà, dùng xịt lành thương HemaCut Spray - Đây là giải pháp liền thương và giảm sẹo tại châu Âu. HemaCut Spray được phát triển dựa trên công nghệ Triss Polymer x Hexamethyldisiloxane ứng dụng silicone y tế hóa lỏng, đạt độ tương thích sinh học cao với làn da, đảm bảo đạt hiệu quả lành thương trong 8-10 ngày.
Chỉ sau 10s HemaCut Spray sẽ tạo màng bảo vệ bao trọn vết thương suốt 24H với khả năng bám chặt và chống thấm nước. Theo đó, vết thương cũng ngăn ngừa được nhiễm khuẩn, kháng bụi và ô nhiễm. Nó cũng kiến tạo môi trường ẩm lý tưởng hỗ trợ liền thương nhanh hơn. Kết hợp với công nghệ RAS độc quyền làm giảm đau, giảm rát và làm dịu vết thương hở nhanh chóng.
HemaCut Spray đang được phối rộng rãi và có mặt trong hệ thống nhà thuốc lớn tại Cộng hòa Séc. Nhiều người dùng đạt hiệu quả lành thương hoàn toàn, không biến chứng.
Xịt lành thương HemaCut Spray hoàn toàn phù hợp cho các vết thương phẫu thuật, bỏng cấp I&II, loét, trầy xước... Thiết kế vòi xịt tiện dụng, không chạm và tối thiểu tác động đến vết thương nên cũng thúc đẩy nhanh quá trình lành thương.
Xem thêm các nghiên cứu lâm sàng tại đây.
Sau quá trình lành thương sẽ có nguy cơ hình thành sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo lõm, sẹo thâm tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vết thương hở. Vậy nên, tùy theo tình trạng hình thành sẹo thực tế mà lựa chọn sản phẩm kem trị sẹo phù hợp để lấy lại làn da mịn màng, tươi sáng đều màu.
Trong đó, đối với sẹo lồi và sẹo phì đại; gel Rejuvasil và miếng dán Scar FX đến từ thương hiệu dược mỹ phẩm Rejuvaskin nổi tiếng hơn 30 năm tại Mỹ đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Bộ đôi gel Rejuvasil và miếng dán Scar FX với thành phần chính là silicone y tế cao cấp được coi là tiêu chuẩn vàng ức chế tăng sinh collagen ngăn ngừa, làm xẹp sẹo lồi, sẹo phì đại. Hiệu quả đạt 8 tuần đánh bay 86% kết cấu, 84% màu sắc và 68% kích thước của sẹo hậu phẫu bởi khả năng cấp ẩm, bình ổn, kháng viêm và tái tạo sẹo nhanh chóng.
Chi tiết sản phẩm xem ngay tại đây và nhận ưu đãi tới 14% cùng quà tặng giá trị tại đây.
Còn với sẹo thâm, sẹo rỗ hay sẹo lõm thì kem trị sẹo Rejuvaskin Scar Esthetique là sự lựa chọn. Với công thức 23 thành phần thiên nhiên gồm có Polypeptide, x2 Vitamin A, chiết xuất từ hành, Coenzyme Q10, Glucosamine, Vitamin C, Hyaluronic Acid, Squalane, Bơ hạt mỡ.. tập trung nâng đầy, tái tạo và dưỡng sáng đều màu da. Hiệu quả rõ rệt chỉ sau 4 tuần làm mờ sẹo thâm, thu nhỏ sẹo rỗ, sẹo lõm sau 8 tuần. Đặc biệt, kem trị sẹo thâm, sẹo rỗ, sẹo lõm Scar Esthetique chính là có thể dùng cho mọi làn da, mọi vị trí sẹo mà không gây nhạy cảm, kích ứng hay châm chích.
Cam kết hàng chính hãng cùng ưu đãi tới 19% và quà tặng giá trị tại đây.
Bổ sung dinh dưỡng
Bên cạnh việc xử lý vết thương hở tại nhà đúng cách, các bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ quá trình lành thương nhanh hơn và hạn chế sẹo xấu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bạn nên bổ sung cho cơ thể một số thực phẩm hỗ trợ lành thương như thịt, cá, trứng, các loại hạt, các loại đậu. Cũng nên bổ sung một số trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi... giúp tăng cường đề kháng và hạn chế khả năng nhiễm trùng với vết thương hở.
Các bạn cũng nên tránh một số thực phẩm có nguy cơ cản trở sự lành thương và nguy cơ gây sẹo lồi, sẹo thâm cao như rau muống, thịt bò, trứng, thịt gà, hải sản…
Mong rằng với những thông tin ở trên, các bạn đã biết phải làm gì với vết thương hở để mau lành và ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế tối đa sẹo xấu. Các bạn cũng biết cách trị sẹo sau vết thương hở rồi đúng không nào. Hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn để lấy lại làn da căng mịn, đều màu như trước kia.
Bình luận (0)