Cùng tìm hiểu ngay những thông tin được chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ hơn về tình trạng vết thương nhiễm trùng là gì, gây nguy hiểm như thế nào tới sức khỏe, làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng giúp mau lành thương ngừa sẹo xấu…
Vết thương nhiễm trùng là gì?
Vết thương nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào làn da. Tình trạng vết thương nhiễm trùng có thể ảnh hưởng tới làn da hay các mô sâu hơn dưới lớp da. Một số trường hợp nghiêm trọng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra bệnh uốn ván có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Còn nói chung về các biến chứng của vết thương nhiễm trùng có thể từ tại chỗ vết thương hay lan ra toàn thân. Nói về biến chứng tại chỗ là bị nhiễm trùng khiến vết thương lâu lành hay không lành được luôn. Nó sẽ gây nên những cảm giác đau đớn khiến người bệnh khó chịu. Còn về biến chứng toàn thân gồm viêm mô tế bào, viêm tủy xương hay nhiễm trùng huyết...
Cách nhận biết vết thương bị nhiễm trùng từ bác sĩ chuyên khoa
Làm thế nào để nhận biết vết thương hở bị nhiễm trùng? Những dấu hiệu nào giúp bạn dễ dàng nhận ra tình trạng vết thương nhiễm trùng chuẩn xác nhất? Theo các bác sĩ chuyên khoa, sưng đỏ và đau tại vị trí vết thương là triệu chứng bình thường kéo dài từ 1 - 3 ngày và có xu hướng giảm dần. Còn nếu vết thương có dấu hiệu sưng tấy đỏ kéo dài và lan rộng rồi xuất hiện vết loét thì rất có thể là vết thương bị nhiễm trùng. Lúc này, các bạn cần chú ý quan sát nếu có những dấu hiệu dưới đây thì cần đến các trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.
- Đau mãi không khỏi: Theo thời gian, vết thương hở cứ đau dần lên; đây là dấu hiệu của vết thương bị nhiễm trùng. Tình trạng đau dai dẳng với mức độ nghiêm trọng dần là do cơ thể đang phải chiến đấu với vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm.
- Vết thương sưng đỏ kéo dài và lan rộng: Mới chấn thương xuất hiện sưng đỏ là điều bình thường. Nhưng nếu những ngày sau đó, vết thương vẫn sưng đỏ, phù nề thì các bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra. Rất có thể vết thương hở đã bị nhiễm trùng và cần phải được điều trị kịp thời.
- Vết thương bị mưng mủ kèm mùi hôi khó chịu: Lượng mủ, dịch tiết ra tại vết thương ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, lượng chất lỏng kèm theo mùi hôi và cần phải xử lý ngay. Đây là những dấu hiệu cảnh báo vết thương bị nhiễm trùng nặng và cần điều trị càng sớm càng tốt.
- Sốt cao: Vết thương bị nhiễm trùng cũng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và sốt cao. Vết thương tiến triển tại thời điểm này ngày càng xấu đi và người bệnh không được chủ quan. Lúc này, cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị sớm. Vì vết thương hở đang bị nhiễm trùng và dần mất đi sự kiểm soát.
Vết thương nhiễm trùng có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, nếu vết thương nhiễm trùng không được điều trị ngay, có thể lây sang các cơ quan khác của cơ thể và dẫn tới các biến chứng vô cùng nghiêm trọng như:
- Mô tế bào bị viêm nhiễm, sưng, đỏ và đau ở vùng bị ảnh hưởng. Người bệnh bị sốt, chóng mặt, buồn nôn và nôn.
- Biến chứng có thể là viêm tủy xương. Một bệnh nhiễm trùng xương do vi khuẩn với các triệu chứng gồm mệt mỏi, sốt.
- Nhiễm trùng huyết là phản ứng miễn dịch xảy ra khi nhiễm trùng đã xâm nhập vào máu. Nó có thể dẫn tới hệ quả nghiêm trọng là suy đa cơ quan và đe dọa tính mạng.
Vậy vết thương nhiễm trùng có gây nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, nếu vết thương nhiễm trùng nặng sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, vết thương hở bị nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm; các bạn cần ngăn ngừa để tránh diễn biến xấu nhất có thể xảy ra. Hãy biết cách chăm sóc vết thương hở đúng chuẩn y khoa để vết thương mau lành, ngăn ngừa hình thành sẹo xấu phức tạp tránh bị nhiễm trùng.
Vết thương hở bị nhiễm trùng phải làm sao?
Vết thương hở bị nhiễm trùng cần được xử lý như thế nào còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí, tình trạng sức khỏe và thời gian xuất hiện của vết thương. Nếu trường hợp vết thương bị đỏ nhẹ hãy thấm hay chườm nước muối (2 muỗng cafe muối trong một lít nước) rồi lau khô vết thương. Duy trì tần suất 3 lần mỗi ngày và mỗi lần 15 phút. Còn nếu vết thương đã được khâu không được ngâm nước. Bởi ngâm nước có thể làm tăng nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn. Cũng cần sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng, kháng sinh hay thuốc giảm đau và sưng.
Nếu tình trạng nhiễm trùng vết thương nặng hơn, bạn cần được chăm sóc y tế kịp thời. Nhất là với những trường hợp xuất hiện các triệu chứng như như sốt, cảm thấy mệt mỏi, tiết dịch, đỏ sưng tại vị trí vết thương. Lúc này, bác sĩ có thể tiến hành điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn với thuốc kháng sinh để điều trị dứt điểm nhiễm trùng và ngừa tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Bên cạnh việc làm sạch, một số vết thương hở cũng cần điều trị thêm. Còn với những vết cắt lớn và sâu, các bác sĩ hay y tá sẽ dùng chỉ khâu để đóng vết thương. Nếu vết thương có chứa mô chết hay mô bẩn, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô thúc đẩy quá trình chữa lành, ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
Còn những người bị động vật cắn hay vết thương do vật bẩn hay gỉ sét có nguy cơ bị uốn ván. Theo đó, người bệnh cần phải đi tiêm phòng uốn ván. Các bạn có biết, uốn ván là tình trạng có khả năng gây tử vong xẩy ra khi một số vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và giải phóng chất độc làm ảnh hưởng đến thần kinh. Một số triệu chứng của bệnh uốn ván dễ nhận biết sớm là bao gồm co thắt cơ đau đớn, khớp hàm và sốt.
Làm thế nào để ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng?
Vết thương hở nhiễm trùng gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, chúng ta không nên chủ quan khi gặp một vết thương hở dù là nhỏ và mức độ không nghiêm trọng. Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng vết thương hở nhiễm trùng là vệ sinh sạch sẽ vết thương với nước muối sinh lý càng sớm càng tốt để loại hết bụi bẩn và vi khuẩn. Tiến hành thực hiện đầy đủ theo các bước làm lành vết thương hở theo đúng chuẩn y khoa.
Xem thêm cách làm lành vết thương hở mau khô chuẩn y khoa ngay tại đây: https://thanhnien.vn/cach-lam-lanh-vet-thuong-ho-mau-kho-ngua-seo-xau-dung-chuan-y-khoa-18524042111150307.htm
Các bạn nhớ thực hiện các bước đầy đủ theo đúng hướng dẫn để vết thương mau lành, hạn chế sẹo phức tạp. Tuyệt đối trong thời gian lành thương, không để vết thương tiếp xúc với bụi bẩn, nước hay dùng tay chạm vào. Bởi vết thương có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan qua bàn tay.
Một trong những giải pháp bảo vệ vết thương hở tốt nhất hiện nay chính là xịt lành thương Hemacut Spray. Đây cũng là sản phẩm đang được mọi người sử dụng làm lành vết thương ngay tại nhà.
Hemacut Spray được phát triển dựa trên công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Cộng Hòa Séc, ứng dụng silicone y tế hóa lỏng - 97% Hemxathyldisiloxane. Nó sẽ thiết lập màng bảo vệ trong suốt chỉ sau 10s với đặc tính kháng bụi, vi khuẩn và thoáng khí. Đăc biệt, các phân tử lớn hơn 1.000.000 Da hoàn toàn không xâm nhập vào trong cơ thể và không cho phép độ ẩm vết thương thoát ra ngoài môi trường.
Ngay khi dung môi bốc hơi, chỉ còn lại màn silicone y tế mỏng, trong suốt với độ bám dính tốt. Đặc biệt, HemaCut Spray nâng cấp màn bảo vệ với với công nghệ độc quyền Striss Polymer có liên kết chéo bền chặt hơn và hỗ trợ vô hiệu hóa phản ứng stress oxy hóa. Màng silicone y tế Hemxathyldisiloxane có thể bảo vệ vết thương liên tục trong 24h nên chỉ cần sử dụng 1-2 lần/ngày tùy vào kích thước của vết thương. Hemxathyldisiloxane cũng kiến tạo môi trường nội mô ẩm, lý tưởng cho quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn 10-12 ngày.
Hemxathyldisiloxane được kiểm chứng an toàn với mọi đối tượng kể cả trẻ em hay các vết loét tỳ đè lâu năm. Thiết kế Hemacut Spray dạng vòi xịt tiện dụng, không chạm và tối thiểu tác động đến vết thương. Ứng dụng HemaCut Spray mang lại hiệu quả lành thương vượt trội được kiểm chứng bởi hơn 12 bệnh viện trên toàn nước Cộng Hòa Séc. Và tại Việt Nam, HemaCut Spray nhận được sự quan tâm và công nhận của các bác sĩ tại bệnh viện lớn: Bệnh viện 175, Bệnh viện 199, Bệnh viện JT Angel, Bệnh viện Sao Hàn…
Xem chi tiết nghiên cứu lâm sàng tại đây: https://hemacut.vn/nghien-cuu-lam-sang/
Vậy là việc ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ giúp vết thương hở mau lành, hạn chế tối đa sẹo xấu phức tạp không còn quá khó khăn nữa đúng không nào. Hãy đầu ngay một chai xịt Hemacut Spray tại nhà để sử dụng khi cần, bảo vệ cho cả gia đình bạn.
Mong rằng với những thông tin hữu ích ở trên, các bạn thấy được sự nguy hiểm khi để vết thương hở nhiễm trùng. Hãy biết chăm sóc vết thương hở đúng chuẩn y khoa để nhanh khô, màu lành và hạn chế tối đa để lại sẹo xấu nhé.
Bình luận (0)