(TNO) Cầu thủ bóng đá là nghề gặp khá nhiều rủi ro, bởi thế rất cần Hiệp hội cầu thủ (HHCT) và Hiệp hội cựu cầu thủ (HHCCT) để có thể hỗ trợ cho các cầu thủ gặp điều kiện không may trong lúc thi đấu, kiện tụng, hoặc thất nghiệp.
>> Cầu thủ treo giày làm kinh tế
>> Mơ ngày trở lại
>> Tuyển thủ quốc gia đi "đá phủi
|
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Mạnh Hải, cựu cầu thủ Thể Công, người từng nhiều lận vận động để thành lập HHCT và HHCCT tỏ ra rất bức xúc, bởi tâm huyết của ông và rất nhiều cầu cầu thủ khác vẫn chưa thực hiện được, bởi gặp phải cản trở từ chính Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), nơi đúng ra phải quan tâm đến quyền lợi của cầu thủ và cựu cầu thủ nhiều nhất.
Ông Vũ Mạnh Hải nói: “Đến thời điểm hiện tại quá trình thành lập 2 tổ chức là HHCT và HHCCT vẫn chưa hoàn tất được vì vướng một số thủ tục. Nói thẳng ra là do VFF không ủng hộ. Trong khi theo quy định của Bộ nội vụ, buộc phải có sự đồng ý của Liên đoàn”.
Ông Vũ Mạnh Hải khẳng định: “Thực tế, VFF sợ xuất hiện một tổ chức có uy tín sẽ có những ý kiến phản biện mình. Tổng cục phó Tổng tục TDTT Phạm Văn Tuấn cho biết sẽ đợi Đại hội VFF xong xuôi sẽ tích cực đẩy nhanh quá trình thành lập 2 Hiệp hội trên.
Theo tôi, việc thành lập HHCT và HHCCT chuyên nghiệp là rất cần thiết. Đấy sẽ là tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng người làm nghề. Đáng tiếc thời gian qua những người có trách nhiệm của Liên đoàn đã không hề quan tâm đến người lao động.
Rất nhiều cầu thủ, cựu cầu thủ gặp hoàn cảnh khó khăn không được hỗ trợ. Họ không được VFF tạo điều kiện học hành để tiếp tục gắn bó với bóng đá trong vai trò huấn luyện, quản lý… Rất nhiều người có đủ năng lực để làm HLV hoặc nhà quản lý bóng đá nhưng không được đoái hoài đến. Họ không được tạo điều kiện, hoặc quá thấp cổ bé họng nên đành bỏ sang làm nghề khác. Chúng ta quá lãng phí, khi bỏ quên cả một thế hệ tài năng.
Như thế rất lãng phí tài năng và không tạo sự động viên cho những người dấn thân vào bóng đá. Trong khi ai cũng thấy rõ thực trạng Bóng đá Việt Nam quá ít những HLV, nhà quản lý giỏi xuất thân từ bóng đá. Đấy là sai lầm rất lớn của những người lãnh đạo Bóng đá Việt Nam. Suốt 8 năm qua, ban lãnh đạo VFF vô cùng thiếu sót và lãng quên truyền thống, không đồng cảm với những người làm nghề.
Cựu cầu thủ bị bỏ mặc, trong khi cầu thủ chuyên nghiệp đương thời cũng không khá hơn khi hàng loạt câu thủ bị đẩy ra ngoài đường, để rồi nhiều cầu thủ vất va vất vưởng. Quyền lợi của họ thường bị các ông bầu chuyển nhượng, thao túng. Tất cả, là bởi cầu thủ, cựu cầu thủ không có một tổ chức của riêng mình để bảo vệ các quyền lợi, lợi ích hợp pháp và chính đáng của những người làm nghề”.
|
Ông Hải nói thêm về những điều bức xúc ảnh hưởng đến cầu thủ và cựu cầu thủ khi các hiệp hội nêu trên không sớm được ra đời: “HHCT sẽ là kênh phản biện quan trọng giúp VFF thực hiện chỉ đạo và lãnh đạo nền bóng đá này phát triển. Điều đó là hết sức cần thiết.
Từ năm 2009, tôi đã có đề án gửi lên Bộ nội vụ, vụ các tổ chức phi chính phủ và rất được các anh ủng hộ. Chỉ ách tắc là VFF chưa đồng ý. Khi ấy Tổng cục có ý ngả theo Liên đoàn. Nhưng nay đã khác, Tổng cục cũng có những tín hiệu đồng ý khi mọi người nhìn ra đã đến lúc ra đời cho HHCT và HHCCT. Mọi điều lệ, phương hướng… đều đã được tôi nêu rõ trong đề án của mình.
Thực ra mà nói, VFF và cả VPF chỉ coi cầu thủ là đối tượng, chứ không hiểu và có hành động bảo vệ quyền lợi của người ta. Đơn cử, các cuộc kỷ luật không bao giờ những tổ chức này mời cầu thủ hay cử đại diện đến tranh luận về xử lý kỷ luật.
Hay việc các ông bầu giảm lương hàng loạt hay kỷ luật cầu thủ. Họ phải cam chịu vì không biết trông cậy vào ai. Cái cảm giác chung “đành chịu” này tồn tại rất nhiều và oan uổng từ đây mà ra”.
Tiểu Bảo
Bình luận (0)