Nhưng kết quả ấy không hoàn toàn ngọt ngào đối với NATO mà còn đi kèm cả vị đắng. Chưa có cuộc chiến nào của NATO được tiến hành trong điều kiện nội bộ bất đồng và phân rẽ như vậy. Đây cũng là lần đầu tiên Mỹ không đảm đương vai trò lãnh đạo và chịu phần chi phí lớn nhất. Nhưng nếu thiếu sự tham gia không nhiệt tình lắm của Mỹ và đặc biệt nếu không dựa vào tiềm lực vũ khí thì NATO không đủ khả năng can thiệp quân sự lâu đến vậy ở Libya.
Cuộc chiến này cho thấy NATO đã phân hóa thành ba nhóm. Mỹ tự tạo thành một nhóm với chủ định không đảm đương phần lớn nhất về quân sự lẫn tài chính. Tổng thống Barack Obama ý thức được rằng rút quân về nước và hạn chế chi tiền cho chiến tranh ở nước ngoài trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì mới duy trì được cơ hội tái đắc cử vào năm tới. Nhóm thứ hai là những thành viên NATO ở châu u hăng hái tham gia sứ mệnh ở Libya như Pháp và Anh. Những nước này muốn thông qua NATO tạo ra và củng cố vai trò chính trị an ninh trên thế giới. Nhóm thứ ba là những thành viên còn lại muốn dựa vào NATO để đảm bảo an ninh chứ không tìm kiếm vai trò và ảnh hưởng ở đâu đó. Cuộc chiến Libya đã làm suy yếu NATO về chính trị và bộc lộ những hạn chế. Vì thế, tổ chức này sẽ không gây chiến ở Syria theo cách đã làm ở Libya.
La Phù
Bình luận (0)