TNO

Vị ngon cua biển

19/08/2014 09:03 GMT+7

Cua sống tự nhiên ở biển có nhiều loại. Tuy nhiên, theo cách gọi của một số ngư dân vùng biển miền Trung thì ở vùng này cua biển có hai loại: cua sao (trên lưng có ba chấm tròn nằm khoảng cách đều nhau) và cua gạch (trên lưng cua có những gạch ngang).

Cua sống tự nhiên ở biển có nhiều loại. Tuy nhiên, theo cách gọi của một số ngư dân vùng biển miền Trung thì ở vùng này cua biển có hai loại: cua sao (trên lưng có ba chấm tròn nằm khoảng cách đều nhau) và cua gạch (trên lưng cua có những gạch ngang).
>> Vấn vương mắm ruột cá ngừ 
>>
Hoài niệm nghêu nấu canh chua

Loại cua sao thân hình, càng và chân thường dẹp, con nhỏ và có nhiều vào những ngày đầu mùa mưa. Loại thứ hai con to, thân hình, càng chân gồ ghề và hiếm hơn cua sao. Loại này thịt chắc và ngon.

Vị ngon cua biển 1
Cua biển hấp chấm muối ớt - Ảnh: Tuy An

Không ai giăng lưới để bắt cua vì cua biển hiếm và khó tìm. Tuy nhiên khi đi đánh cá thì không loại trừ khả năng cua dính vào lưới. Những khi được cua, ngư dân mừng khấp khởi vì giá trị của cua biển nhiều khi cao gấp mấy lần giá cá đánh được.

Dù loại cua nào thì ngon và thông dụng nhất vẫn là món hấp. Vì vị cua đã ngon nên người hấp cách nào cũng được. Người đơn giản thì chỉ cần cho mớ cua tươi vào nồi hấp cách thủy đợi chín rồi chấm muối tiêu. Người cầu kỳ hơn có thể hấp cua bằng bia cùng một số gia vị như gừng, sả củ. Khi hấp ép hơi nóng, toàn thân con cua sẽ chuyển sang màu đỏ gạch và chín nhanh, mềm.

Khác với cua đồng, cua biển thịt trắng, chắc ngọt và cho nhiều dinh dưỡng, nhất là những dịp trời tối trăng. Nếu may gặp được vài con cua đang thay vỏ thì coi như hôm đó cả người đi lưới và người thưởng thức đều gặp may. Cua hấp xong, vớt ra đĩa ăn nóng. Để ăn cua ngon phải có một chén muối tiêu, người nào thích cay thì làm một chén muối ớt cay xè vắt thêm chanh tươi kèm theo ít đọt lá rau răm.

Ăn cua phải dùng tay cầm từng con. Trước tiên là tách hai cái càng, phần thịt trong càng kết thành khối chắc dai và ngọt nhất. Tiếp đến, tách bỏ phần mai, loại bỏ phần ruột, dùng thìa lấy phần gạch cua ra ăn béo ngầy ngậy, có mùi vị đặc trưng của loài cua. Nếu ăn cua biển mà không thưởng thức được phần gạch coi như chưa trọn vẹn. Sau cùng, có thể cầm nguyên phần thân cua, tách từng miếng nhỏ chấm muối, thì không còn đường nào phải chê.

Ngoài hấp, cua biển cũng có thể làm các món khác như rang muối, rang me hoặc nấu canh, nấu cháo, món nào cũng lạ và ngon. Riêng món canh hoặc cháo, cua biển cho nhiều dinh dưỡng, rất cần thiết cho việc bồi dưỡng cơ thể cho trẻ em hoặc người lớn tuổi.

Tuy An

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.