Phạt như “gãi ngứa”
Bài viết phân tích quá sâu sắc về thực trạng cơ quan chức năng xử phạt kiểu “gãi ngứa” những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật. Nếu vi phạm và bị xử phạt nhẹ hơn, thiệt hại ít hơn so với cái lợi do vi phạm mang lại thì sẽ có rất nhiều người, nhiều tổ chức mong bị phạt.
Đào Minh Triết
(Q.6, TP.HCM)
(Q.6, TP.HCM)
tin liên quan
Xử phạt các cơ quan nhà nước lấn chiếm vỉa hè trung tâm Q.1Sáng 20.2, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND Q.1 (TP.HCM), tiếp tục chỉ huy các lực lượng quản lý trật tự đô thị, công an... lập lại trật tự đô thị ở Q.1.
Dễ rủ nhau vi phạm
Trong lĩnh vực xây dựng, doanh nghiệp, cá nhân nào càng vi phạm càng được lợi, và ngược lại, càng tuân thủ pháp luật lại càng chịu thiệt thòi. Như việc xây dựng trái phép ở một khu dân cư nào đó. Người xây dựng trái phép xong thì bị xử phạt nhưng bù lại, người xây dựng được lợi rất nhiều, lãi to khi được cho phép tồn tại công trình. Công trình ấy có thể được sử dụng hoặc bán, lãi chán. Trong khi đó, người tuân thủ đúng quy định pháp luật thì mãi không thể xây dựng được, xin phép mãi cũng không ai cho. Điều này tạo nên sự bất công trong xã hội. Và hệ quả là thấy người vi phạm được lợi nên nhiều người vốn đàng hoàng cũng đua nhau vi phạm, kéo theo cả xã hội vi phạm. Rất nguy hiểm!
Nguyễn Văn Nhựt
(Q.Tân Bình, TP.HCM)
(Q.Tân Bình, TP.HCM)
Chuyện lạ
Nhiều người nói vui rằng các công trình xây dựng trái phép có tầm cỡ, quy mô lớn dường như có bàn tay của… phù thủy. Chỉ có phù thủy mới che mắt được cả một hệ thống chính quyền có chức năng quản lý, giám sát trong xây dựng. Nếu không có thế lực siêu nhiên đó thì ai mà qua mặt được cán bộ địa chính, thanh tra xây dựng… Người dân chở một xe gạch từ cửa hàng vật liệu xây dựng về đến nhà đã có cán bộ vào hỏi thăm, kiểm tra xem làm gì. Thế nhưng nhiều công trình xây dựng trái phép, không phép vẫn vô tư mọc lên giữa ban ngày. Đến khi có sự cố gì đó, báo chí vào cuộc… thì cơ quan nhà nước mới phát hiện, xử lý, kiểm tra. Tuy nhiên, ít khi thấy công trình sai phép, trái phép bị đập bỏ mà luôn được tồn tại vì lý do này hay lý do kia.
Nguyễn Thanh Thanh
(Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng)
(Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng)
Không thể vô can
Cứ phát hiện một công trình xây dựng trái phép thì phải có ít nhất một cán bộ liên quan đến lĩnh vực xây dựng chuyển công tác. Được như vậy thì may ra vi phạm trong lĩnh vực xây dựng mới giảm. Ở một đất nước có pháp luật, có hệ thống chính quyền trải dài từ trung ương đến địa phương mà người ta xây dựng trái phép được thì chỉ có một lý giải duy nhất là có sự bắt tay giữa người đại diện chính quyền và người tổ chức xây dựng trái phép đó. Sự bắt tay này chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi lộc cho cả đôi bên. Do đó, khi sai phạm bị phát hiện thì cán bộ, cơ quan có liên quan cần phải bị xử lý nghiêm minh.
Lý Minh Đạt
(TP.Quy Nhơn, Bình Định)
(TP.Quy Nhơn, Bình Định)
tin liên quan
Chánh thanh tra TP.Đà Lạt xây nhà sai phépChiều 3.1, ông Lê Văn Tây, Phó chủ tịch UBND P.2 (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt vừa có Văn bản số 8757/UBND ngày 29.12.2016, yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý công trình hội trường tổ dân phố 13 và 14 (P.2) xây dựng sai phép, sai thiết kế.
Thiếu trách nhiệm
Nhà nước, nhân dân giao trọng trách cho cán bộ, chính quyền địa phương quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường… Thế mà người ta rầm rộ bạt núi lại không hay biết, không kiểm tra, giám sát. Vậy là cán bộ vô trách nhiệm, không hoàn thành công việc được giao. Nhà nước, nhân dân trả lương cho nhưng không hoàn thành nhiệm vụ thì phải nghỉ, phải bị kỷ luật. Không thể để những cán bộ như thế tồn tại trong hệ thống cơ quan nhà nước được.
Hồ Văn Công
(Q.8, TP.HCM)
(Q.8, TP.HCM)
Nguyễn Hoàng Minh
(H.Bến Lức, Long An) Nguyễn Thanh Dũng
(Q.10, TP.HCM) T.T - Duy Khang
(thực hiện) |
Bình luận (0)