Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, các lỗi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi vỉa hè như: bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ, họp chợ,… có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 40 triệu đồng.
Thời gian qua, lãnh đạo cùng các lực lượng chức năng quận 1 ráo riết ‘xuống đường’ để lập lại trật tự đô thị nên tình hình lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè trên nhiều tuyến đường đã có chuyển biến tích cực.
Video: Xử lý xe biển số xanh lấn chiếm lòng lề đường ở quận 1
Tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, giành luôn phần đường của người đi bộ để dựng xe, bày bán hàng hóa vẫn còn rất nhiều trên một số tuyến đường thuộc địa bàn thành phố. Vậy những hành vi này bị xử phạt bao nhiêu, ai là người có quyền được phạt?
Người đi bộ phải di chuyển xuống lòng đường vì vỉa hè đã bị bít lối Ảnh: Đức Tiến
Lãnh đạo Đội CSGT Tân Sơn Nhất, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm hoặc sử dụng trái phép vỉa hè.
Lãnh đạo UBND quận 1 liên tục chỉ huy các lực lượng 'xuống đường' để lập lại trật tự đô thị. Lực lượng này xử lý hàng loạt hộ gia đình để bồn hoa, cây cảnh trước nhà, đậu xe trên vỉa hè khiến nhiều người ngỡ ngàng. Vậy sử dụng vỉa hè như thế nào thì không phạm luật?
Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi lấn chiếm lòng đường, lề đường tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 40 triệu đồng. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi bày bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng; họp chợ; đổ rác, xả nước ra đường không đúng nơi quy định.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức dựng cổng chào hoặc các vật che chắn gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông; treo băng rôn, biểu ngữ trái phép; đặt, treo biển quảng cáo; chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, giữ xe.
Người đi bộ sẽ đi như thế nào qua những đoạn đường có vỉa hè như thế này? Ảnh: An Huy
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào, công trình tạm; chiếm dụng vỉa hè dưới 5 mét vuông làm nơi giữ xe.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức đổ, để vật liệu trên vỉa hè; chiếm dụng hè phố từ 5 đến dưới 10 mét vuông làm nơi giữ xe.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức khoan, đào, xẻ vỉa hè trái phép.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức chiếm dụng vỉa hè từ 10 đến dưới 20 mét vuông làm nơi giữ xe.
Trong khi UBND Q.1 (TP.HCM) đang quyết liệt xóa bỏ lấn chiếm lòng lề đường, trả lại vỉa hè cho người đi bộ thì tại một số quận lân cận trên địa bàn TP, vỉa hè các tuyến đường đang bị lấn chiếm tràn lan, gần như không còn chỗ cho người đi bộ.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức chiếm dụng vỉa hè từ 20 mét vuông trở lên làm nơi giữ xe.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức xây dựng nhà ở, công trình kiên cố khác trái phép trên vỉa hè.
Ngoài việc đóng phạt cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng, đồng thời khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Những người có quyền được xử phạt những vi phạm liên quan đến vỉa hè gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã, Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, thanh tra giao thông.
Bình luận (0)