Tự động phát
Khi biến đổi khí hậu góp phần làm thay đổi nhanh chóng các điều kiện thời tiết như hạn hán, các loài động vật và con người cũng thay đổi hành vi. Hậu quả là các căn bệnh thường lây nhiễm ở động vật đang ngày càng lây sang người nhiều hơn.
“Có rất nhiều yếu tố sinh thái, chúng ta đang phải đương đầu với tình hình tiếp xúc giữa loài vật và con người khá không ổn định. Số lần các căn bệnh này lây cho con người ngày càng tăng. Không may là khả năng khuếch đại các căn bệnh và lây truyền nó trong cộng đồng ngày càng tăng”, theo chuyên gia này.
Ông Ryan cũng đề cập đến xu hướng gia tăng của bệnh cúm Lassa – căn bệnh cấp tính do virus ở loài gặm nhấm đặc hữu ở châu Phi lây lan. Các đợt bùng phát dịch Ebola trước đây vài năm mới xảy ra một lần. Hiện nay thì chỉ cách vài tháng.
Vì bệnh đậu mùa khỉ, WHO phải họp khẩn |
“Vì thế tôi nghĩ đây là một bài học. Những căn bệnh này sẽ tiếp tục bùng phát, chúng sẽ tiếp tục gây áp lực, sẽ tiếp tục vượt qua hàng rào giữa các loài. Câu hỏi đặt ra là: chúng ta có sẵn sàng có phản ứng chung hay không?”, ông Ryan đặt vấn đề.
Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đang gây lo ngại vì ngày càng xuất hiện nhiều ca bệnh. Căn bệnh này lây lan qua đường tiếp xúc gần, có triệu chứng giống cúm và gây phát ban.
Ngày 1.6, Cơ quan An ninh Y tế của Anh cho biết bệnh đậu mùa khỉ ở nước này đang lây lan từ người sang người, không có mối liên hệ với việc đi đến nhiều nơi.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết đã có 550 ca mắc đậu mùa khỉ ở 30 quốc gia bên ngoài châu Phi – nơi thường ghi nhận các ca bệnh này.
“Chúng tôi vẫn đang điều tra, nhưng sự xuất hiện đột ngột của bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia cùng lúc cho thấy có thể đã có sự lây lan không được phát hiện trong một thời gian”, giám đốc WHO cho biết.
Tuy nhiên, đến ngày 30.5, WHO vẫn cho rằng đợt bùng phát bệnh hiện tại sẽ không gây ra một đại dịch.
Bình luận (0)