Mỗi bàn chân có khoảng 26 xương, 33 khớp, 107 dây chằng cùng 19 bắp cơ và 250.000 tuyến mồ hôi. Thông thường, bàn chân chúng ta đổ khá nhiều mồ hôi mỗi ngày, theo MSN.
Thậm chí, bàn chân ra mồ hôi còn nhiều hơn nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, bản thân mồ hôi lại không phải là thủ phạm gây mùi. Thủ phạm chính là vi khuẩn.
tin liên quan
8 lưu ý khi chữa loét miệng không cần dùng thuốcLoét miệng hay còn gọi là đẹn gây khó chịu cho người bệnh và khó khăn trong ăn uống. Dưới đây là 8 lưu ý trong điều trị đẹn tại nhà không cần thuốc, theo Medical News Today.
Các vi khuẩn sống trên da và rất thích môi trường ẩm ướt của da, nhất là khi bạn mang vớ thường xuyên. Khi các vi khuẩn tiêu thụ các a xít amin trong mồ hôi chân và sản sinh ra mùi hôi.
Tuy nhiên, một số người lại có mùi hôi chân nặng hơn người khác. Nguyên nhân là các loại vi khuẩn khác nhau có thể tạo ra mùi khác nhau. Một số vi khuẩn đã ăn tế bào da chết ở da chân và tạo ra khí lưu huỳnh có mùi như trứng thối, các chuyên gia cho biết.
Do đó, nếu bạn có nhiều vi khuẩn trên da chân hơn người khác thì cũng đồng nghĩa với việc chân sẽ có mùi hôi nặng hơn người khác.
tin liên quan
Hai chị em bị thầy 'trừ tà' đánh bầm dập, 1 người nguy kịchTối 15.11, Khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) tiếp nhận hai bệnh nhân là chị em tên N.T.N (34 tuổi) và N.T.T (47 tuổi, đều ngụ Bình Dương).
Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người cần phải rửa sạch chân mỗi ngày, lau khô chân cẩn thận, nhất là phần kẹt ở giữa 2 ngón chân. Người bị hôi chân cũng tránh việc mang một đôi giày 2 ngày liên tục.
Với vớ, tuyệt đối phải thay vớ thường xuyên mỗi ngày, nên dùng vớ bông hoặc len thay vì dùng vớ bằng vải nylon. Ngoài ra, hãy ưu tiên chọn giày da hoặc giày vải, nếu được hãy mang dép. Những cách này sẽ chân được thoáng khí và hạn chế ra mồ hôi, theo MSN.
tin liên quan
9 nguyên nhân gây bệnh tiểu đường có thể bạn không biếtTiểu đường là một bệnh trao đổi chất nghiêm trọng thường ảnh hưởng đến người trên 50 tuổi, bất kể giới tính.
Bình luận (0)