Vì sao chưa nước nào lùi lại trong cuộc chiến giá dầu?

16/02/2016 10:31 GMT+7

Cách đây không lâu, giới đầu tư đồng loạt cảm thấy rằng có thể Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nhiều nhà sản xuất khác sẽ cắt giảm sản lượng. Song vì sao đến nay vẫn chưa nước nào hành động?

Cách đây không lâu, giới đầu tư đồng loạt cảm thấy rằng có thể Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nhiều nhà sản xuất khác sẽ cắt giảm sản lượng. Song vì sao đến nay vẫn chưa nước nào hành động?

Ảnh: ReutersẢnh: Reuters
Hôm 12.2, giá dầu tăng vọt 12% ở New York (Mỹ), mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ năm 2009, và phục hồi đáng kể từ điểm đáy 12 năm đạt được trước đó. Tuy nhiên, khả năng OPEC và các nhà sản xuất khác giảm cung dầu vẫn thấp hơn so với mức mà giới đầu tư tin tưởng.
Ý kiến của các nhà sản xuất hàng đầu tiếp tục gây nhầm lẫn. Bộ trưởng Dầu mỏ kiêm người đứng đầu công ty dầu khí nhà nước Eulogio Del Pino của Venezuela cho hay: “Chúng tôi đang ở trên con đường rất, rất tích cực”. Gần đây, ông Eulogio Del Pino công du Trung Đông và Nga với nỗ lực ký kết một thỏa thuận.
Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) Suhail Mohammed Al Mazrouei trong chuyến thăm Ấn Độ cho hay OPEC sẵn sàng hợp tác với các nước ngoài tổ chức này để giảm sản lượng. Hai ý kiến trên đã lạc quan hóa thị trường dầu mỏ.
Song hôm 12.2, ông Mazrouei làm rõ lại ý kiến của mình với kênh CNN: “UAE luôn cởi mở và ủng hộ bất kỳ sự hợp tác nào giữa các nước thuộc và không thuộc OPEC để bình ổn thị trường. Chúng tôi tin rằng các điều kiện thị trường hiện tại sẽ làm cho các nhà sản xuất duy trì sản lượng, không tăng lên”. Nói cách khác: chính sách của OPEC đang buộc các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ ra khỏi thị trường, và điều này cộng với nhu cầu tăng lên sẽ là yếu tố thúc đẩy giá dầu.
Dường như là quá sớm để giới đầu tư vui mừng vì phát biểu của UAE. Các nhà đầu tư đã xem nhận định từ UAE là sự thay đổi mạnh mẽ của các nhà sản xuất Vùng Vịnh, những người đã ủng hộ chiến lược bảo vệ thị phần thay vì giá cả của Ả Rập Xê Út.
Nhiều cuộc đàm phán vẫn đang được tiến hành. Một nguồn tin cao cấp ở Vùng Vịnh cho hay ông không thể bình luận gì trong lúc này vì có nhiều cuộc thảo luận đang diễn ra.
Tuyên bố công khai cuối cùng mà Ả Rập Xê Út đưa ra là tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos hồi tháng 1. “Chúng tôi sẽ không chấp nhận thu hẹp sản lượng để chừa chỗ cho người khác”, Chủ tịch hãng năng lượng Aramco Khalid al-Falih nói. Song như UAE, ông Khalid al-Falih để ngỏ khả năng giảm hạn ngạch nếu có sự cam kết từ các đối thủ lớn.
Chuyện tất cả các nước sản xuất dầu lớn cùng đồng thuận không phải là việc đơn giản. Lấy nước Nga làm ví dụ. Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak cách đây hai tuần cho hay đã có đề xuất “cắt giảm sản lượng dầu thô của mỗi nước xuống 5%”, nhưng ông nói thêm rằng “hiện còn quá sớm để nói về vấn đề này”.
Igor Sechin, CEO hãng dầu khí lớn nhất Nga Rosneft, thì cứng rắn hơn khi chỉ ra rằng sản xuất dư thừa của OPEC là lý do khiến giá cả giảm 50% kể từ tháng 6.2015.
Có nhiều yếu tố khác nhau để đổ lỗi trong bối cảnh hiện tại. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), OPEC đã sản xuất kỷ lục 32,6 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 1, trong khi Nga duy trì sản lượng ở mức kỷ lục gần 11 triệu thùng/ngày. Phức tạp hơn, Iraq đang có ý đẩy mạnh sản xuất và Iran muốn cung cấp thêm 700.000 thùng dầu mỗi ngày đến năm sau.
Một số nhà phân tích cho rằng Ả Rập Xê Út sẽ “bình chân như vại” cho đến khi nhận được cam kết giảm sản lượng chắc chắn từ các nước khác.
“Người Ả Rập Xê Út giống như một cảnh sát trong cảnh ách tắc giao thông khi không ai nghe họ, họ đã đi xa và khiến tình hình giao thông lộn xộn. Thế nên lúc mọi người sẵn sàng lắng nghe, họ sẽ quay trở lại”, chuyên gia Fereidun Fesharaki tại hãng tư vấn FACTS Global Energy nhận định. Ông Fesharaki cho rằng chuyện này sẽ không xảy ra cho đến năm 2017.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.