TNO

Vì sao đề thi Văn ở Đồng Nai ghi Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc ĐBSCL?

14/04/2016 11:18 GMT+7

(iHay) Cô Tăng Kim Huệ, người trực tiếp ra đề thi giải thích do cô quá chủ quan, chỉ đọc lướt đoạn trích trên báo Nhân Dân điện tử dẫn đến sai sót đáng tiếc trong đề thi học kỳ 2 môn ngữ văn lớp 12.

(iHay) Gần 27.000 học sinh lớp 12 thuộc 66 trường THPT trong toàn tỉnh Đồng Nai sáng 12.4 bước vào kỳ thi kiểm tra học kỳ II năm học 2015-2016 do Sở GD-ĐT Đồng Nai tổ chức. Ngay trong môn thi đầu tiên là ngữ văn, đề thi đã mắc một sai sót không đáng có khi cho rằng Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ việc khiến cộng đồng mạng "giật mình" và xôn xao bàn tán.

>> Ánh Viên liên tục vào đề thi khiến dân mạng thích thú

Nội dung bài báo được trích lại trong đề thi ngữ văn lớp 12 - Ảnh chụp màn hình chiều 12.4
Nội dung bài báo được trích lại trong đề thi ngữ văn lớp 12 - Ảnh chụp màn hình chiều 12.4
Chiều 13.4, tiếp xúc với PV Thanh Niên, cô Tăng Kim Huệ, Tổ trưởng Tổ văn Sở GD-ĐT, người trực tiếp ra đề thi giải thích do cô quá chủ quan, chỉ đọc lướt đoạn trích trên báo Nhân Dân điện tử dẫn đến sai sót đáng tiếc trong đề thi học kỳ 2 môn ngữ văn lớp 12 tại Đồng Nai.
Muốn ra đề theo kiểu mới mẻ
Trả lời Thanh Niên, cô Tăng Kim Huệ cho biết xuất phát từ ý tưởng năm nay cô muốn cho các em học sinh làm một cái gì đó mới mẻ trong phần thi nghị luận môn ngữ văn. Do đó, sau khi bàn bạc với một giáo viên dạy văn lớp 12 tại Trường THPT Phước Thiền, H.Nhơn Trạch (Đồng Nai) thì cả hai cô thống nhất chọn vấn đề “biến đổi khí hậu đang diễn ra nghiêm trọng tại nước ta hiện nay” nhằm nâng cao nhận thức của các em về một vấn đề thời sự đang được dư luận quan tâm. “Sau khi nghiên cứu và tham khảo rất nhiều thông tin, tôi quyết định lấy đoạn trích trên báo Nhân dân điện tử vì tin tưởng ở một tờ báo chính thống, lại là báo Đảng nên hoàn tâm yên tâm”, cô nói.
Theo cô Huệ, đề thi THPT quốc gia bắt buộc phải có phần nghị luận xã hội (khoảng 400 từ) để đánh giá kiến thức, hiểu biết của các em. Xuất phát từ yêu cầu đó nên cô đã chọn ý tưởng về biến đổi khí hậu. “Thực ra nếu ra một cái đề cho các em trình bày nhận thức của mình về một vấn đề gì đó thì bình thường như bao nhiêu năm nay vẫn làm. Nhưng tôi muốn một cái gì đó mới hơn, để học sinh thể hiện chính kiến cá nhân liên quan đến các vấn đề xã hội đang bức xúc hiện nay. Thú thật là nếu không có phần trích dẫn ở trên thì các em vẫn làm bài bình thường. Do vậy sơ suất đề thi không ảnh hưởng gì đến kết quả làm bài của các em”, cô Huệ khẳng định.
Khi trích dẫn chúng tôi để nguyên văn trong phần chữ in nghiêng. Đọc lướt qua hơn 10 tỉnh như vậy thì tôi cũng không để ý phần xen giữa có hai tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc ĐBSCL và 2 tỉnh khác ở Tây Nguyên. Người phản biện cũng đọc lướt phần in nghiêng, chỉ tập trung vào yêu cầu chính của đề thi nên chủ quan, do đó dẫn đến sai sót. “Tôi tham gia làm đề ở Sở GD-ĐT cũng trên 4 năm rồi nên chúng tôi rất thận trọng. Nói thật, công tác làm đề thi vô cùng khó khăn, phải đọc đi đọc lại rất kỹ, đọc nhiều lần chứ không phải do mình thiếu trách nhiệm. Tôi cũng mong cộng đồng xã hội có cái nhìn thiện cảm, thông cảm cho áp lực của chúng tôi cũng như những sơ suất không đang có nói trên”, cô Huệ phân trần.
Đợi thi xong mới họp rút kinh nghiệm
Đó là ý kiến của ông Phạm Ngọc Thạch - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Nai liên quan đến sự cố đề thi học kỳ II môn văn lớp 12. Ông Thạch cho biết do đang diễn ra kỳ thi học kỳ nên phải đợi các em thi xong, Sở GD-ĐT mới họp rút kinh nghiệm nghiêm túc về vấn đề này.

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.