Tự động phát
Trò chơi blockchain là gì?
Cho đến nay, các trò chơi điện tử (game) phổ biến như Call of Duty, Among Us, Grand Theft Auto,... đều theo mô hình tập trung. Điều này có nghĩ là nhà phát triển kiểm soát game thông qua quản trị viên và lưu trữ tất cả dữ liệu trên một máy chủ trung tâm.
Giờ đây, với sự phát triển của công nghệ blockchain, các trò chơi phi tập trung đang thu hút nhiều chú ý hơn. Tiên phong là những trò chơi dựa trên nền tảng blockchain như Axie Infinity (AXS), The Sandbox (SAND), Decentraland (MANA).
Trò chơi Axie Infinity, một trong những nền tảng game blockchain hàng đầu |
Axie Infinity |
Trong một game blockchain, người chơi có thể toàn quyền kiểm soát danh tính, tài khoản và tài sản ảo của họ. Đồng thời, họ cũng hoàn toàn tự do tương tác với các nền kinh tế vi mô nằm trong trò chơi để giao dịch tài sản ảo hay đổi thành tiền thật.
Trong khi đó, ở game theo mô hình tập trung, tất cả vật phẩm của người chơi, đồ sưu tầm, tiền tệ đều được ghi nhận trên cơ sở dữ liệu của nhà sản xuất trò chơi và do đó phải chịu sự kiểm soát của một công ty duy nhất.
Máy chủ của trò chơi tập trung lại dễ bị trục trặc, xâm nhập, tắt máy hay thao túng bởi nhà phát triển/quản trị viên và không cung cấp cho người chơi cơ chế về trò chơi một cách minh bạch.
Vì sao trò chơi blockchain khác biệt?
Trong một game blockchain, người chơi thật sự sở hữu các tài sản của mình trong game. Nhìn chung, những tài sản này được đại diện bởi NFT (đơn vị dữ liệu trên blockchain, đại diện cho một tập tin duy nhất), giúp người chơi có bằng chứng về quyền sở hữu tài sản.
Những tài sản NFT nói trên có thể bao gồm các thiết bị, trang phục, thẻ của nhân vật trong game blockchain, và được ghi nhận trong mạng lưới phân bố của game.
Trò chơi Decentraland |
Decentraland |
Thiết bị trong trò chơi, thiết bị có thể đeo, da hay thẻ có thể liên kết với NFT và được duy trì trên mạng phân phối của trò chơi. Vì người có quyền tự do sở hữu và giao dịch tài sản trong trò chơi, các cụm kinh tế vi mô hoặc chợ phi tập trung được hình thành bên trong trò chơi.
Hơn nữa, vì đặc tính của blockchain là không dựa vào lòng tin nên sẽ không cần đến lòng tin giữa người chơi-thương nhân, hoặc một người trung gian hay bên thứ ba để quản lý chợ mua bán.
Blockchain cũng cho phép chuyển giao giá trị và tạo điều kiện thanh toán giữa người dùng thông qua tiền điện tử và điều này có lợi cho nền kinh tế vi mô trong các trò chơi blockchain.
Bên cạnh đó, thông qua NFT và tiền mã hóa (crypto), blockchain còn cho phép người chơi chuyển và sử dụng tài sản giữa các trò chơi khác nhau hoặc giao dịch chúng trên các thị trường trò chơi khác.
Chưa dừng ở đó, người chơi game blockchain cũng có thể được trao quyền bỏ phiếu ủng hộ hoặc phản đối các bản cập nhật hoặc thay đổi cơ chế trò chơi.
Hơn nữa, bản chất phân tán của blockchain có khả năng ngăn chặn tin tặc làm gián đoạn hoặc tấn công trò chơi vì các mạng phân tán không có điểm yếu hệ thống. Một trò chơi blockchain vẫn có thể tiếp tục hoạt động kể cả khi nhà phát triển đã bỏ game.
Nhược điểm là gì?
Mặc dù mang lại cho người chơi nhiều lợi ích, nhưng trò chơi blockchain cũng có một số nhược điểm. Về tốc độ mạng và khả năng mở rộng, các blockchain chậm hơn so với các mạng tập trung, do đó ảnh hưởng đến các giao dịch trong trò chơi.
Hơn nữa, vì blockchain vẫn còn là một công nghệ non trẻ nên các trò chơi được xây dựng trên nền tảng này vẫn còn khá đơn giản, ngân sách thấp và chưa được tiếp nhận rộng rãi.
Trò chơi blockchain và Metaverse
Bên cạnh Axie Infinity, The Sandbox và Decentraland, cũng có một số dự án phổ biến khác trong không gian ảo là VR Bloktopia, nền tảng NFT Enjin, trò chơi nhập vai Ilivium, nền tảng trò chơi Gala. Các mã tiền điện tử trong những trò chơi hàng đầu hiện có giá trị vốn hóa thị trường 21 tỉ USD, còn thấp so với các đồng tiền điện tử hàng đầu như bitcoin hay ethereum.
Ông lớn Facebook cũng chuyển sang xây dựng trải nghiệm đa vũ trụ ảo |
Với sự xuất hiện của Metaverse (đa vũ trụ ảo) - một thế giới ảo 3D dạng game mà mọi người có thể kết nối, mô hình chơi để kiếm tiền của blockchain có thể đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích mọi người khai thác Metaverse.
Không chỉ có các nền tảng phi tập trung hóa dựa trên blockchain đang lạc quan về ý tưởng này. Cả những đại gia công nghệ theo mô hình tập trung như Meta (trước đây là Facebook), Microsoft, cũng như các game truyền thống như Fortnite và Roblox cũng đang xây dựng trải nghiệm Metaverse của mình.
Bình luận (0)